Sở dĩ I-xra-en áp dụng thái độ kiềm chế như vậy chủ yếu có ba nguyên nhân như sau : trước hết là ban lãnh đạo và dân chúng Pa-le-xtin đều tương đối có thiện chí hòa bình , trong khi đó , mọi người cũng nhìn nhận rõ hoàn cảnh khốn quẫn trong việc chống lại các tổ chức cấp tiến của Pa-le-xtin , nếu I-xra-en áp dụng hành động quân sự trả đũa , tất phải gánh vác trách nhiệm phá hoại tiến trình hòa bình ; hai là thực tiễn chứng minh , chỉ có tiến hành hợp tác với cơ quan lãnh đạo Pa-le-xtin giàu ' thiện chí hòa bình ' , I-xra-en mới có thể cải thiện trên căn bản môi trường an ninh của họ . Nếu một mực mở hành động tấn công quân sự không những chẳng lịch sự gì, mà còn ảnh hưởng tới tiếng tăm của I-xra-en trên trường quốc tế , ba là do xét về lợi ích chiến lược Trung Đông mở rộng, Mỹ mong I-xra-en giữ gìn thái độ kiềm chế trước sự thách thức của tổ chức cấp tiến Pa-le-xtin , tránh làm cho tình hình bị xấu đi .
Mặc dù I-xra-en tạm thời chưa sử dụng 'chiếc gậy ' quân sự , song họ chưa hề cam kết từ bỏ thủ đoạn trả đũa bằng quân sự . I-xra-en nhiều lần tuyên bố , nếu phía Pa-le-xtin không áp dụng hành động cương quyết đối với các tổ chức cấp tiến Pa-le-xtin , thì I-xra-en sẽ gián đoạn cuộc đàm phán chính trị với Pa-le-xtin , đồng thời thực thi hành động quân sự quy mô hơn .
Các nhà phân tích nêu rõ , trong quá trình xẩy ra xung đột hơn 4 năm giữa Pa-le-xtin và I-xra-en , từng nhiều lần xẩy ra tình hình một quả bom có thể khiến hai bên một lần nữa rơi vào vòng xoáy bạo lực quái gở . Hai bên Pa-le-xtin và I-xra-en liệu có thể duy trì thái độ bình tĩnh và kiềm chế , giải quyết êm ấm cuộc khủng hoảng này hay không , đó là điều then chốt nhằm phá vỡ vòng xoáy bạo lực quái gở và nối lại tiến trình hòa bình . 1 2
|