Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-28 14:25:44    
Nhạc cụ dân tộc thiểu số Trung Quốc: Khèn và Mộc Diệp

cri

Nghe Online

Quý vị và các bạn thân mến, Khèn là một thứ nhạc cụ dân gian được đồng bào các dân tộc Mèo, Động và Dao ở miền tây nam Trung Quốc yêu thích, cho đến nay đã có khoảng 800 năm lịch sử. Khi thổi khèn, luồng khí từ lỗ thổi vào ống khèn, rồi khiến lưỡi gà làm bằng đồng trong ống khèn chấn động, và thông qua ngón tay khép các lỗ nhỏ trên các ống khèn với chiều dài khác nhau mà phát ra tiếng. Tiếng khèn gồm hai loại âm sắc của lưỡi gà và ống sáo.

Khèn chiếm vị trí khá quan trọng trong cuộc sống của đồng bào dân tộc Mèo. Trong 3 ngày từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 9 âm lịch hằng năm, dân tộc Mèo đều tổ chức "Liên hoan khèn". Trong khi diễn ra "Liên hoan khèn", đồng bào dân tộc Mèo nhảy điệu múa khèn và tổ chức cuộc thi thổi khèn. Khi nhảy điệu múa khèn, thanh niên nam nữ tham gia "Liên hoan khèn" đều thích cài một lông gà rừng trên đầu, một mặt bày tỏ mình không sợ ma quỷ, mặt khác mong mình có thể tìm được người yêu. Sau này, vì không đủ lông gà rừng, cô gái dân tộc Mèo dùng đồ trang sức bạc hình lông gà rừng thay thế.

Khèn có âm sắc vang, hùng hậu, mang đậm đặc sắc địa phương. Trước kia, đồng bào dân tộc Mèo thường dùng khèn đệm cho điệu múa Khèn và hợp tấu khèn. Sau khi Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, trải qua cải cách không ngừng, tính năng của khèn truyền thống được từng bước cải thiện, khèn có thể diễn tấu những khúc nhạc bay bướm và kỹ xảo diễn tấu khó một cách dễ dàng trong dàn nhạc dân tộc. Nhất là âm sắc trầm của khèn góp phần quan trọng tăng thêm âm sắc và khả năng biểu diễn của dàn nhạc.

Quý vị và các bạn thân mến, sau đây Duy Hoa sẽ giới thiệu nhạc cụ Mộc Diệp. Mộc Diệp là nhạc cụ đặc sắc rất thịnh hành ở khu vực dân tộc miền tây nam Trung Quốc. Thực ra, Mộc Diệp là nhạc cụ đơn giản nhất dùng lá cây làm thành. Nguyên lý phát ra tiếng của Mộc Diệp rất đơn giản, nó là do người diễn tấu dùng luồng khí thích hợp để khiến lá cây chấn động mà phát ra tiếng.

Khâu then chốt trong việc thổi Mộc Diệp là lựa chọn lá cây, và lá cây có độ mềm độ cứng thích hợp và không già không non là tốt nhất. Vì lá cây quá non thì quá mềm, không dễ phát ra tiếng; lá cây quá già thì quá cứng, âm sắc không êm dịu.

Song song với sự phát triển của thời đại, việc lựa chọn Mộc Diệp cũng thực hiện bước đột phá. Một số nhạc sĩ sống ở khu vực sông ngòi, dùng vảy cá lớn thay thế lá cây; còn có một số người cắt phim chụp ảnh thành hình lá cây làm thành Mộc Diệp. Điều đáng chú ý nhất là, ông Triệu Hoài Lễ, nhạc sĩ dân tộc Bạch ở tỉnh Vân Nam, mạnh dạn dùng màng ni lông có độ mềm độ cứng thích hợp để thay thế lá cây. Tuy những Mộc Diệp kiểu mới nói trên đều không phải là lá cây truyền thống, nhưng có những ưu điểm như phát âm nhạy, tiếng mạnh và tiếng yêu rõ ràng, hơn nữa còn có thể tránh khỏi những khuyết điểm như Mộc Diệp truyền thống có tính đàn hồi không lâu dài và thời gian sử dụng ngắn ngủi.

Mộc Diệp đóng vai trò quan trọng trong tình yêu của thanh niên dân tộc thiểu số ở miền tây nam Trung Quốc. Mỗi buổi tối, mọi người đều có thể nghe thấy tiếng Mộc Diệp vui tai truyền khắp xung quanh bản làng. Tiếng này là "ám hiệu" chàng trai hẹn gặp cô gái, và cô gái có thể phân biệt người yêu của mình qua âm sắc khác nhau của Mộc Diệp. Cuối cùng chúng ta cùng nghe bản nhạc "Tình ca dưới mặt trăng" để kết thúc chương trình "Đại gia đình các dân tộc Trung Hoa" hôm nay.