Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-25 14:59:18    
Thăm thị trấn cổ Ô Trấn tỉnh Triết Giang Trung Quốc

cri

Tuy Ô Trấn có lịch sử văn hóa sán lạn nhưng trải qua mấy nghìn năm đổi thay, mưa dập gió vùi, dung nhan cũng đã tiều tụy, ảm đạm. Để di sản qúi báo do người xưa để lại này được bảo vệ hữu hiệu và phát triển, để thị trấn cổ toát lên vẻ đẹp mới, năm 1999 Chính quyền địa phương đã thành lập cơ quan bảo vệ và khai thác du lịch, mời các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu danh thành văn hóa lịch sử của Trường Đại học Đồng Tế Thượng Hải dựa theo lịch sử và hiện trạng của Ô Trấn đề ra qui hoạch tổng thể, dự kiến nội trong hai ba năm Ô Trấn sẽ hoàn thành các công trình bảo vệ và tu sửa khiến nó trở lại với bộ mặt của hơn 100 năm trước. Cán bộ địa phương cho biết hiện nay công trình đợt một đã hoàn thành và mở cửa đón khách. Khu cảnh quan này dài 2 km, ngoài ra còn có 6 khu khác như khu nhà xưởng truyền thống, khu dân cư truyền thống, khu văn hóa truyền thống, khu ẩm thực truyền thống, khu sạp hàng truyền thống và khu phong cảnh miền quê sông nước với nội dung phong phú và phong cảnh độc đáo. Tái hiện lại bộ mặt của thị trấn miền quê sông nước từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, hình thành khu phong cảnh văn hóa lịch sử lấy ăn, ở đi lại, du ngoạn, mua sắm và vui chơi giải trí hoà thành một khối. 

Đi qua những chiếc cầu vòm cổ xưa khiến mọi người phảng phất như bước vào đường hầm lịch sử, đến với thời gian và không gian của Ô Trấn cuối đời nhà Thanh thế kỷ 19. Đường phố ở đây nhỏ hẹp chỉ khoảng 2m, lát đá, hai bên là nhà dân và cửa hàng, phần lớn đều làm bằng gỗ, những bức tường khắc hoa đã nham nhở và chóc sơn khiến mọi người cảm nhận được quá khứ. Các phố cổ chạy dọc theo bờ sông, giữa đường phố và sông và những dãy nhà dân, cứ cách một đoạn lại thông ra sông.

1  2  3