Lễ trao giải thưởng trong thế vận hội cổ đại vừa trang nghiêm lại long trọng. Bục trao giải thưởng được đặt trước tượng thần Rớt, vòng nguyệt quế được làm bằng cành ô liu được đặt trên một giá đỡ 3 cạnh. Khi trao giải, quan chức phụ trách sẽ đọc họ tên vận động viên, thành tích thi đấu, thuộc địa phương nào và họ tên cha mẹ của vận động viên. Sau đó do người hướng dẫn đưa vận động viên tới trước mặt người chủ trì, người chủ trì sẽ trao vòng nguyệt quế cho vận động viên. Lúc này mọi người cùng cất cao lời ca, ngâm thơ, diễn nhạc, hoan hô và tung hoa cho vận động viên. Sự khen thưởng vận động viên trong thế vận hội cổ tuy có nhiều lần thay đổi nhưng nguyên tắc đều là chú trọng khen thưởng về tinh thần. Khen thưởng vật chất cũng có nhưng không đáng kể.
Lấy cành ô-liu làm tinh thần của thế vận hội cổ đại, là biểu tượng của tinh thần thể thao ô-lim-pích có ý nghĩa sâu sắc và ảnh hưởng sâu rộng. Người Hy Lạp cổ cho rằng cây ô-liu là do thần bảo vệ A-ten mang tới trần gian, là biểu tượng của hoà bình và hạnh phúc mà thần ban cho, bởi vậy dùng cành ô-liu bện thành vòng nguyệt quế làm phần thưởng là rất thiêng liêng, mang lại vinh dư cao cả. Truyền thuyết kể rằng, người bện vòng nguyệt quế phải là một em bế 12 tuổi cha mẹ còn khoẻ mạnh, dùng dao vàng cắt cành ô-liu sau đó bện thành vòng nguyệt quế.
Sau khi kết thúc lễ trao giải thưởng tại Ô-lim-pi-a, những nhà vô địch sẽ lần lượt về quê. Lúc đó các địa phương còn tổ chức hoạt động long trọng đón họ trở về. Sau này Hy Lạp còn qui định miễn nghĩa vụ của những nhà vô địch đối với đất nước, dành chỗ ngồi riêng cho họ tại rạp hát hoặc tại những ngày hội lớn, một số địa phương còn trợ cấp cho những vận động viên có thành tích xuất sắc. Trước khi diễn ra thế vận hội thời cổ đại, dựa theo tôn giáo qui định mọi người phải tập trung ở trước thần Rớt ở Ô-lim-pi-a, tổ chức nghi lễ trang nghiêm, đắt cháy ngọn đuốc từ đàn tế sau đó rước tới các thành phố, các địa phương ở Hy Lạp. Người rước đuốc dương cao ngọn đuốc, vừa chạy vừa hô: chấm dứt mọi cuộc chiến tranh, tham gia thế vận hội. Ngọn đuốc chẳng khác nào như một mệnh lệnh, thậm chí là quyền lực tối cao, đuốc rước tới đâu thì khói lửa chiến tranh ở đó đều dập tắt. Ngay cả những nơi đang chém giết nhau khốc liệt cũng phải hạ vũ khí, và ngừng chiến. Hy Lạp lại khôi phục cuộc sống hoà bình, mọi người lại quên đi hằn thù, quên đi chiến tranh, và đều đến ô-lim-pi-a tham gia thế vận hội.
|