Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-24 16:06:55    
Sóng thần phá hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái In-đô-nê-xi-a

Xin Hua
Tuy động đất và sóng thần xảy ra trên Ấn-độ dương đã qua đi hai tháng nhưng sự ảnh hưởng của nói đối với môi trường sinh thái tự nhiên ở In-đô-nê-xi-a ngày càng nổi cộm, người dân địa phương phải trả cái giá rất đắt cho việc này, công tác khắc phục sẽ là trường kỳ và gian nan.

Tại các vùng bị thiên tai ở In-đô-nê-xi-a, sóng thần đã tràn sâu vào 2-3km trong thành phố Ban-đa A-chê, tỉnh lỵ tỉnh A-chê và một số thị trấn quan trọng khác vùng ven biển, ngay cả một số nơi cách bờ biển 13 km cũng bị sóng biển tràn vào, không nhưng tàn phá mùa màng mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho gia súc và nhà cửa.

Ngoài ra, sóng thần cũng làm cho các giếng nước ngọt vùng bị thiên tai và nguồn nước thành thị bị ngập mặn, không thể sử dụng trong thời gian ngắn. Hơn nữa còn làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Ô nhiễm công nghiệp và sinh hoạt bị sóng cuốn vào đất trồng làm cho môi trường thêm ô nhiễm.

Ngoài gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước ra, sóng thần còn làm cho môi trường sinh thái biển bị tàn phá nghiêm trọng, các bãi san hô, rừng ngập mặn và các loài cá biển bị tàn phá nghiêm trọng. Người phụ trách Tổ chức môi trường quốc tế đảo Ba-li In-đô-nê-xi-a gần đây nói, sóng thần đã phá hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái, các loài thực vật và rừng ngập mặn địa phương bị phá hoại nghiêm trọng, hơn nữa bị ảnh hương nghiêm trọng nhất là các bãi san hô, phải mất vài trăm năm mới có thể hồi phục được. Do bãi san hô là môi trường sống quan trọng của các loài cá, một khi bị tàn phá sẽ ảnh hưởng tới nghề cá.

Động đất và sóng thần lần này không những phá hoại môi trường sinh thái biển mà cũng làm cho một số hòn đảo gần tâm chấn có sự biến đổi. Cách đây ít lâu, một số chuyên gia điạ chất In-đô-nê-xi-a sau khi điều tra phát hiện một số hòn đảo ở gần tâm chấn đã có sự biến dạng rõ rệt.

Động đất và sóng thần trên Ấn-độ dương đã để lại cho con người những bài học kinh nghiệm chính diện và phản diện, càng thể hiện lên tầm quan trọng của các bãi san hô và rừng ngập mặc trong việc bảo vệ vùng ven biển. Các chuyên gia phát hiện Ma-đi-vơ tuy có địa thế thấp nhưng số người gặp nặn trong trận sóng thần lần này lại thấp hơn so với đảo Phu-kệt Thái Lan, bởi vì Ma-đi-vơ chú trọng bảo vệ các bãi san hô trong khi phát triển ngành du lịch. Còn Thái Lan vì thúc đẩy phát triển du lịch và khách sạn đã chặt phá các khu rừng ngập mặn vùng ven biển, bởi vậy bị tác động nghiêm trọng trong trận sóng thần lần này, gây lên thương vong thầm trọng cho người.