Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-23 15:06:20    
TQ phát hiện giống lúa cách đây 12 nghìn năm

Xin Hua
Theo Tân hoa xã: ông Viên Gia Vinh, giám đốc Viện khảo cổ tỉnh Hồ Nam TQ khi trả lời phỏng vấn gần đây cho biết, tại di chỉ Ngọc Chiêm Nham ở Huyện Đạo Tỉnh Hồ Nam đã khai quật được một hạt thóc được chứng minh và giống lúa trồng cách đây 12 nghìn năm. Sự phát hiện quan trọng này chứng minh di chỉ Ngọc Chiêm Nham có vị trí quan trọng trong cội nguồn của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa thế giới.

Ông Viên Gia Vinh nói, đợt khảo cổ lần này đã khai quật được giống lúa và các mảnh gốm. Cả thảy phát hiện 6 hạt thóc và một mảnh gốm nhỏ. Kể từ ngày 19-11-2004 lần lượt phát hiện 5 hạt thóc đã than hoá, sau đó ngày 28-11 lại phát hiện thêm một hạt nữa. Hạt thóc này nằm phía dưới mảnh gốm, cách mặt đất hơn một mét, có thể khẳng định là thóc thời cổ. Dự kiến là cách đây 12 nghìn năm về trước, thuộc thời kỳ quá độ từ đồ đá cũ sang đồ đá mới, thậm chí có thể còn sớm hơn.

Việc phát hiện giống lúa tại di chỉ Ngọc Chiêm Nham là một thành quả khảo cổ quan trọng của các nhà báo cổ TQ trong việc nghiên cứu cội nguồn của giống lúa. Ngoài Viện khảo cổ tình Hồ Nam ra, đề tài này còn có sự phối hợp nghiên cứu của Việc Văn bác Khảo cổ Trường Đại học Bắc kinh Kinh và khoa nhân loại học Trường đại học Ha-vớt Mỹ. Các chuyên gia của Trường đại học Nông nghiệp TQ, Viện khoa học Uýt-man I-xra-en, Trường đại học Bô-xtơn Mỹ...cũng tham gia nghiên cứu đề tài này.

Ông Viên Gia Vinh nói, năm 1993 và 1995 các chuyên gia Viện khảo cổ tỉnh Hồ Nam từng hai lần tiến hành khai quật đối với di chỉ này, phát hiện rất nhiều di vật văn hóa thời kỳ quá độ từ đồ đá cũ sang đồ đá mới, chẳng hạn như đồ làm bằng ngọc, đồ bưng, xương động vật, hạt giống, điều quan trọng nhất là lúc đó phát hiện tiêu bản bỏ trấu và đồ gốm. Đây là tiêu bản lúa sớm nhất trên thế giới, là tài liệu quan trọng cho việc nghiên cứu cội nguồn của nền nông nghiệp.

Cuối năm 2004, các nhà khảo cổ học lại lần nữa tiến hành khai quật đối với di chỉ Ngọc Chiêm Nham, và sẽ tiếp tục triển khai trong sau này. Di chỉ Ngọc Chiêm Nham được người địa phương gọi là Hang Cóc, cửa hàng cách mặt đất hơn 5m, hang rộng 13 mét, sâu 7 mét, diện tích hơn 100 mét vuông.