Người dẫn: Nhưng cả cuộc đời nhảy cầu của anh lại bắt đầu từ Thiểm Tây.
Điền Lượng: Đúng vậy.
Người dẫn: Huấn luyện viên Trương Đỉnh là người Tự Cống, lúc đó cũng ở Tứ Xuyên?
Điền Lượng: Vâng.
Người dẫn: Sau đó hai người cùng đến Thiểm Tây?
Điền Lượng: Vâng.
Người dẫn: Bởi vì có mối quan hệ như vậy khiến hai người đã trở thành thầy trò của nhau chăng? Giai đoạn đó có phải rất quan trọng đối với anh không?
Điền Lượng: Vâng, và cho đến tận bây giờ.
Người dẫn: Trong cả cuộc đời nhảy cầu của anh giai đoạn nào là quan trọng nhất?
Điền Lượng: Vâng, theo tôi có lẽ thêm bốn tháng nữa. Giai đoạn thế vận hội tháng 8 năm 2004 là quan trọng nhất.
Người dẫn: có phải lúc ở Thiểm Tây và thời gian thêm bốn tháng nữa là khó quên nhất chăng?
Điền Lượng: Vâng, đúng là như vậy. Chuyện hồi đó rất cảm động người. Vì ngân sách luyện tập của chúng tôi có hạn, chúng tôi đến Bắc Kinh thuê nơi luyện tập của đội quốc gia, sau đó về ở tại một ngõ nhỏ Bắc Kinh. Lúc đó ở nhà một tầng, phương tiện giao thông là xe đạp, tự mình nấu ăn, đầu bếp là huấn luyện viên Trương Đỉnh.
Người dẫn: Giai đoạn đó tốt hay xấu? Sau khi rời Trùng Khánh đi Thiểm Tây, rồi đi đội quốc gia, dường như rất thuận lợi. Tuy chưa vào đội quốc gia, nhưng cùng luyện tập với đội quốc gia.
Điền Lượng: Điều này đã chứng minh câu nói: Con nhà nghèo sớm biết làm ăn.
Người dẫn: Con nhà nghèo sớm biết làm ăn . 1 2
|