Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-16 11:23:21    
Thế vận hội An-tơ-oa lần thứ 7 năm 1920-- 4

cri
Sau cuộc thi, Nu-mi đúc rút kinh nghiệm cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại ở nội dung 5000m là do phân chia thời gian không hợp lý. Sau đó bất kể trong tập luyện hay thi đấu anh đều mang theo chiếc đồng hồ, vừa chạy vừa xem thời gian. Vài ngày sau, Anh lại giành hai huy chương vàng ở nội dung 8000m cá nhân và đồng đội, trở thành vận động viên giành được nhiều huy chương vàng nhất trong môn điền kinh.

Vận động viên Phần Lan không những có thành tích xuất sắc về chạy cự ly dài tại thế vận hội lần này mà còng giành được 9 huy chương vàng trong các nội dung nhảy ba bước, đẩy tạ, ném đĩa, phóng lao và 5 môn phối hợp toàn năng, ngang với số huy chương của đoàn Mỹ. Một nước nhỏ lại giành được thành tích ngang bằng với một nước mạnh hàng đầu thế giới về điền kinh là điều chưa từng có trong lịch sử thế vận hội.

Cuộc thi kéo có được đưa vào thi đấu từ năm 1900 đến nay là lần thứ 5 và cũng là lần cuối cùng. Đội Anh giành chức vô địch. Điều tế nhị là trong đội Anh có 3 vận động viên từng là thành viên trong đội kéo có của Anh năm 1908. Sau 12 năm họ lại giành được vinh dự này.

Đội bơi lội nam của Mỹ giành được 5 trong số 7 huy chương vàng tại thế vận hội lần này, hai huy chương vàng còn lại lọt vào tay vận động viên Thụy Điển Mam-rốt. Mỹ lần đầu tiên cử nữ vận động viên tham gia bơi lội, và giành được toàn bộ huy chương vàng của môn này. Trong đó nữ vận động viên Blây-tớt không những giành 3 huy chương vàng ở các nội dung chị tham gia mà còn 5 lần phá kỷ lục thế giới kể cả trong vòng đấu loại. Trong môn nhảy cầu, đội Mỹ cũng chiếm ưu thế khá lớn, giành được 3 trong số 5 huy chương vàng. Vận động viên Mỹ đoạt huy chương vàng nội dung nhảy cầu bật Ri-kin mới có 14 tuổi, là vận động viên trẻ nhất giành huy chương vàng tại thế vận hội lần này.

Môn cử tạ lần này được đưa vào thi đấu kể từ sau thế vận hội Xanh Lu-i. Lần đầu tiên chia thành 5 hạng cân là 60, 67,5, 75, 82,5 và trên 82,5 kg, đặt nền tảng cho việc chia hạng cân trong môn cử tạ sau này. Tổng thành tích không phải là 3 tư thế đẩy, cử giật và cử hai động tác sau này mà là cử giật một tay, cử đẩy một tay và cử đẩy hai tay. Các vận động viên Pháp giành được 2 huy chương vàng, 3 huy chương vàng còn lại lọt vào tay vận động viên các nước Bỉ, Ê-xtô-ni-a và I-ta-li-a. Cuộc thi lần nay tuy chia thành các hạng cân nhưng xuất hiện những người ở hạng cân lớn lại có thành tích kém hơn những người ở hạng cân thấp.