Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-04 15:40:38    
Tranh Tết

cri

Tranh Tết là một loại hình nghệ thuật dân gian cổ xưa ở Trung Quốc, phản ánh phong tục tập quán và tín ngưỡng của đông đảo nhân dân, gửi gắm mong muốn của mọi người đối với tương lai.

Ở Trung Quốc từng xuất hiện ba nơi sản xuất Tranh Tết quan trọng là Đào Hoa Ô Giang Tô, Dương Liễu Thanh Thiên Tân và Duy Phương Sơn Đông; hình thành ba trường phái lớn Tranh Tết ở Trung Quốc.

Bức tranh Tết được lưu trữ sớm nhất ở Trung Quốc là một bức tranh khắc ván thời Nam Tống, trong tranh là 4 mỹ nhân thời cổ: Vương Chiêu Quân, Triệu Phi Yến, Ban Cơ và Lộc Châu. Thế nhưng bức tranh được lưu truyền rộng nhất trong dân gian Trung Quốc là bức tranh tết "Đám cưới của Chuột". Bức tranh thể hiện quang cảnh đám cưới của Chuột theo phong tục của con người, sinh động và sôi nổi.

Trong dân gian lưu truyền một mẩu chuyện kể rằng: đêm giao thừa là ngày lành tháng tốt Chuột tổ chức đám cưới, mọi người phải để một số thức ăn ở đầu gường, trong bếp coi đó là quà tặng cô dâu chú rể của Chuột, nhằm cầu mong năm mới được mùa.

Hồi đầu thời Trung Hoa dân quốc ở Trung Quốc, Trịnh Man Đà ở Thượng Hải đã kết hợp lịch tháng với tranh tết. Đây là một loại hình mới của tranh tết. Loại tranh tế kết hợp này sau này phát triển thành lịch treo và thịnh hành trong cả nước.