Nghe Online
Đằng sau những dãy cao ốc của thành phố Bắc Kinh ngày càng đi lên hiện đại hóa, vẫn còn để lại khá nhiều dấu tích lịch sử cổ xưa. Xưởng lưu ly nằm ở phía nam thành Bắc Kinh là một nơi có thể khiến bạn tìm hiểu hơn về nền văn hóa lâu đời của TQ.
Cụ Mạnh Đức Bảo làm nghề đạp xe ba bánh ở gần xưởng lưu ly đã được hơn 10 năm, đối với đường phố mà ngày ngày phải qua lại này, cụ là người hơn ai hết rất hiểu biết về nó, mà đối với lịch sử của xưởng lưu ly thì cụ lại càng thuộc như lòng bàn tay.
"Đường phố này được hình thành từ triều nhà Thanh, trước đó nơi đây là xưởng lưu ly, chủ yếu là nung ngói men cho triều đình".
Đúng như lời cụ Bảo đã nói, sở dĩ đường phố này được gọi là xưởng lưu ly, chủ yếu là do nơi đây từng là xưởng lò nung chế tạo ngói men. Vào triền nhà Nguyên thế kỷ 13 , triều đình đã mở xưởng lò nung ngói men tại đây. Đến triều nhà Minh thì quy mô của xưởng được mở rộng thêm. Sau đó đến thế kỷ 17, theo đà thành phố Bắc Kinh ngày càng mở rộng, nơi đây trở thành khu phố, xưởng lưu ly bị rời ra ngoại thành, nhưng tên gọi của nó vẫn còn giữ lại đây.
Vậy tai sao từ một nơi nung ngói men mà về sau lại phát triển thành một đường phố văn hóa nổi tiếng?
Vào thời nhà Thanh thế kỷ 17, vùng xung quanh xưởng ngói men có khá nhiều nhà ở của các quan viên. Ngoài ra, do nơi đây rất gần Hoàng cung, nên nó cũng thu hút được nhiều người vào kinh thi cử. Mà những quan viên và người vào kinh thi cử này đều có thói quen đến xem chợ bán sách. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, các thương nhân bán sách đều nô nức tới đây bày bán sách hoặc mở hiệu bán sách. Về sau, xưởng lưu ly dần dần phát triển thành chợ bán sách lớn nhất ở kinh thành. Những thứ có liên quan tới sách như: Bút mực, giấy nghiên, đồ cổ, thư họa v v cũng theo đó mà tràn vào phố xưởng lưu ly.
1 2 3
|