Câu đối bắt nguồn từ Đào Phù. Đàu Phù trong đời Nhà chu được treo trên tấm ván gỗ Đào hình chữc nhất ở hai bên cửa. Theo "Hệu Hán thư, Lễ Nghi chí", Đào Phù dài 6 tất, rộng 3 tấc, trên tấm bán gỗ Đào viết tên hai thần "Thần Đồ" và "Uất Lũy".
Thời ngũ đại, trong cung đình của Tây Thục có người viết câu đối lên Đào Phù. Theo sử sách ghi chép "Tân niên nạp dư khánh, H̉y tiết hiệu trường xuân" là đâu đối đầu tiên ở Trung Quốc. Mãi đến đời Nhà Tống, câu đối vẫn được gọi là "Đào Phù". Đào Phù làm bằng gỗ Đào được thay bằng giấy gọi là "giấy dán xuân".
Đời Nhà Minh, Đào Phù được đổi thành "câu đối tết". Từ đó tập tục dán câu đối trở thành phong tục và lưu truyền cho tới ngày nay.
Việc đầu tiên trong năm mới là dán Thần môn
Truyền thuyết kể rằng có hai thần là Thần Đồ và Uất Lũy có thể bắt được ma qủi. Trong thời thượng cổ có có hai anh em là Thần Đồ và Uất Lũy ở trên núi, trên núi có một cây cổ thụ. Sáng hằng ngày họ đi tuần tiễu dưới cây cổ thụ, nếu có qũi dữ làm hại cho dân gian sẽ bắt nó cho Hổ ăn. Sau này mọi người liên dùng hai miếng ván gố Đào vẽ hình tượng của Thần Đồ và Uất Lũy treo hai bên cửa để xua đuổi qủi quái.
Tại vùng Sán Đầu Triều Châu Trung Quốc hiện nay chúng ta còn có thể trông thấy hai thần Thền Đồ và Uất Lũ trên hai cánh cửa.
|