Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-03 16:05:11    
Truyền thuyết về con thú Tết

cri

Truyền thuyết kể rằng trong thời cổ ở Trung Quốc có một loài thú dữ gọi là "Tết", đầu mọc sừng rất hung dữ. Con Tết sống dưới đáy biển, đêm giao thừa hằng năm mới lên bờ, ăn gia súc và giết hại con người. Bởi vậy dân làng rất sợ cứ đến đêm giao thừa hằng năm đều phải trốn vào rừng sâu. Một hôm cũng vào đêm giao thừa, có một ông cu ăn xin từ nơi khác đến. Nhưng bà con trong làng đều trốn hết vào rừng sâu để trách con "Tết" đến quấy phá, nên không có ai chăm sóc cụ già ăn xin. Duy nhất chỉ còn lại một bà cụ ở đầu làng cho ông một số thức ăn và khuyên ông trốn vào rừng sâu để trách con "Tết". Cụ già ăn xin vừa cười và nói, nếu bà cho tôi ở nhờ một đêm tôi nhất định có thể xua đuổi được con "Tết".

Đến nửa đêm con "Tết" vào làng trông thấy cảnh tưởng trong làng khác hẳn các năm trước. Nó trông thấy trước cửa nhà bà cụ ở đầu làng phía đông có dán giấy đỏ, trong nhà thắp nến sáng trưng. Con Tết rú lên và sộc vào nhà nhà cụ, nhưng khi nó vừa tới cửa thì trong nhà bỗng vang lên những tiếng nổ của pháo, Con Tết hoảng sở run lẩy bẩy không dàm xông vào nữa.

Thì ra con Tết rất sở màu đỏ, ánh sáng và tiếng nổ.

Ngày hôm sau là mùng một tết, bà con từ trong rừng trở về làng phát hiện cả làng không hề gì. Mọi người kéo đến nhà bà cụ chỉ thấy trước cửa nhà có dán giấy đỏ, trong vường nhà vẫn còn những tiếng nổ của pháo. Tin này chẳng mấy chốc được truyền tới các làng lân cận, mọi người mới biết cách thức xu đuổi con Tết.

Kể từ tết năm đó, nhà nào nhà nấy đều dán câu đối đỏ, đốt pháo; trong nhà thắp nến sáng trưng để đón giao thừa. Sáng mùng một mọi người đi thăm chúc tết bạn bè. Phong tục ngày càng càng được truyền đi rộng khắp, trở thành ngày lễ truyền thống long trọng nhất trong dân gian Trung Quốc.