Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-03 15:51:33    
Cội nguồn của "Tết"

cri

Trung Quốc là một Quốc gia lâu đời gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc trong các thời kỳ lịch sử khác nhau đều xác định ngày tết của mình căn cứ theo truyền thống văn hoá và phong tục tập quán của mình. Nhà Thương lấy ngày mùng một tháng 12 âm lịch làm ngày tết; Nhà Chu lấy ngày mùng một tháng 11 âm lịch; Nhà Tần ngày mùng một âm lịch; Hán Vũ Đế đổi năm thứ nhất Thái Sơ thành Lịch Thái Sơ lấy ngày mùng một tháng giêng làm ngày tế. Sau đó các triều đại đều sử dụng lịch Hạ cho đến cuối đời Nhà Thanh.

Cụm từ "Tết" có đặc thù khác nhau trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Đời nhà Hán mọi người lấy ngày lập xuân xếp đầu tiên trong 24 tiết trời làm ngày Tết. Thời Nam bắc triều, mọi người gọi cả mùa xuân là "Tết xuân".

Sau khi cuộc cách mạng Tân Hợi thắng lợi, Chính phủ lâm thời Nam Kinh TQ qui định sử dụng lịch Hạ, và sử dụng công lịch tại các cơ quan chính phủ, nhà máy hầm nỏ, trường học và các đoàn thể, lấy ngày 1-1 công lịch là ngày Nguyên Đán. Nhưng mọi người gọi ngày này là ngày tết dương lịch, vẫn lấy ngày mùng một tháng giêng âm lịch là ngày Tết Nguyên Đán.

Ngày 27-9-1949, Phiên họp toàn thể kỳ họp thức nhất Hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc đã thông qua việc sử dụng kỷ nguyên công lịch, coi ngày 1-1 công lịch tức dương lịch là Nguyên đán và là năm mới; Bởi vậy ngày mùng một tháng giêng thường đều trong khoảng trước và sau lập xuân, bởi vậy mới gọi ngày mùng một tháng giêng là "Tết Xuân".

Tết Nguyên đán thường là chỉ đêm giao thừa và ngày mùng một tháng giêng. Trong dân gian, tết xuân với ý nghĩa truyền thống là chỉ khoảng thời gian từ ngày mùng 8 tháng chạp đến ngày 15 tháng giêng, trong đó đỉnh cao là đêm giao thừa và ngày mùng một.

Trong thời gian ngày tết cổ truyền này, dân tộc Hán và phần lớn các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc đều tổ chức các hoạt động để chào mừng. Nội dung chủ yếu của những hoạt động này là tế thần tế phật, tế tổ tiên, don dẹp làm mới, đón Hỷ tiếp Phúc, cầu mong được mùa. Các hoạt động rất phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.