Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-02 18:08:13    
Nguồn gốc của chữ "Song Hỷ"

cri

Tết là dịp nhiều đôi trai gái trẻ thường tổ chức lễ thành hôn. Do vậy mà trong khoảng thời gian trước và sau Tết thường được gọi là mùa cưới. Bạn Nguyễn Thị Thơm ở bến Bính Hải Phòng viết thư cho Ngọc Ánh tâm sự rằng, em rất thích Hộp thư do chị đảm nhiệm, bởi vì Hộp thư Ngọc Ánh rất gần gũi với thính giả. Em coi chị như người chị thân thương của em mặc dù em không biết chị bao nhiêu tuổi. Baó cho chị một tin mừng là em và anh ấy sẽ tổ chức lễ cưới vào 28 tết âm lịch. Nếu chị và các anh chị Ban tiếng Việt Nam mà đến dự được thì vui biết nhường nào. Trong ngày cưới bọn em sẽ dán nhiều chữ "song hỷ" màu đỏ. Em thấy lễ cưới nào cũng dán chữ Hán "song Hỷ", thế nhưng em lại không biết tại sao lại dán chữ Hán Song Hỷ mà lại không dán những chữ khác chị nhỉ?

Bạn Nguyễn Thị thơm thân mến, trước hết Ngọc Ánh xin chúc mừng tình yêu của hai bạn sắp đến ngày kết quả, đây là ngày hạnh phúc nhất của đời người. Chúc tổ ấm của hai bạn êm đềm và luôn tràn ngập niềm vui. Đây cũng chính là lời chúc phúc của Ban tiếng Việt Nam Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc gửi tới nhiều đôi bạn trẻ sắp đang và sẽ cử hành tổ chức lễ cưới. Sau đây Ngọc Ánh xin giải thích xuất xứ của chữ Hán "Song Hỷ" trong ngày cưới và mong sao đây là món quà mừng cưới nho nhỏ nhưng vô giá để tặng cho hai bạn và nhiều cô dâu chú rể Việt Nam khác.

Thường ngày, nếu chúng đi qua cửa nhà ai mà dán chữ Hán "Song Hỷ" màu đỏ thì biết ngay là nhà đó đang sắp hoặc vừa tổ chức xong lễ cưới. "Hỷ" có nghĩa vui mừng. Do nền văn hóa của hai nước Trung Việt có nhiều nét tương đồng, thậm chí văn hóa Việt Nam có nhiều mặt là bắt nguồn từ Trung Quốc. Thí dụ như chữ Nôm chẳng hạn. Cho nên nhiều chùa chiền ở Việt Nam đều có nhiều câu đối viết bằng chữ Hán, mà ngay chữ Hỷ trong ngày cưới cũng bắt nguồn từ Trung quốc. Truyền rằng, ngày cưới dán chữ Hán "Song Hỷ" là do nhà chính trị lớn thời Tống Trung Quốc Vương An Thạch phát minh. Hồi còn trẻ, Vương An Thạch trên đường đi Kinh thành để thi cử, khi đi qua trước cửa một nhà họ Mã giàu có thấy treo một chiếc đèn kéo quân dán một câu đối rất nổi bật:

Tẩu mã đăng, tẩu mã đăng

Đăng tức mã đình bộ.

Tạm dịch là: Đèn ngựa chạy, đèn ngựa chạy

Đèn tắt ngựa ngừng chạy.

Vương An Thạch liền ghi lại trong lòng câu đối này. Hôm sau, Vương An Thạch là thí sinh nộp bài đầu tiên. Thấy vậy ông thày liền ra một câu đối cho Vương An Thạch :

Phi hổ kỳ, phi hổ kỳ

Kỳ cuốn hổ tàng thân.

Tạm dịch là: Cờ hổ bay, cờ hổ bay

Cờ cuốn hổ ẩn mình.

Thế là Vương An Thạch liền đáp lại ngay bằng câu đối "tẩu mã đăng", ông thày liền tấm tắc khen Vương An Thạch thông minh. Khi trở về, Vương An Thạch lại đi qua nhà họ Mã mới biết, thì ra nhà họ Mã có một cô con gái xinh đẹp chưa xuất giá, câu đối "Tẩu Mã đăng" là để tuyển chọn chàng rể thông minh. Thế là Vương An Thạch liền đáp lại câu đối "tẩu mã đăng" bằng câu "Phi hổ kỳ". Nhà họ Mã rất đỗi vui mừng liền hứa gả con gái diệu cho Vương An Thạch. Không bao lâu, khi lễ cước của Vương An Thạch đang tiến hành, giữa lúc cô dâu chú rể đang làm lễ vái thiên địa thì quan sai đến baó tin: "Vương đại nhân trúng cử rồi." Vương An Thạch nghĩ bụng, động phòng hoa trúc của ngày cưới là một hỷ, nay lại kim bảng đề danh tức thi đỗ lại là một hỷ nữa, thế là ông liền dùng giấy đỏ viết luôn hai chữ Hỷ tức là song hỷ để bày tỏ tâm trạng đã vui lại càng vui thêm, rồi đem dán ngay trước cửa. Từ đó chữ song hỷ biểu tượng cho hai niền vui lớn. Do nền văn hóa của hai nước có nhiều nét tương đồng cho nên nhân dân hai nước Trung Việt đều thích dán chữ Hán "Song Hỷ" trong các đám cưới.