Chùa Cha-sư-lun-pu rộng 300 nghìn mét vuông, đứng từ xa nhìn sang nóc chùa trùng điệp nối tiếp nhau, trải dài trên sườn đồi. Cha-sư-lun-pu là một ngôi chùa lớn nhất ở địa khu Hậu Tạng thuộc trường phái Gơ-lu phật giáo truyền thống Tây Tạng, và cũng là nơi sinh sống và hành pháp của Pên-xê các triều đại, lãnh tụ của tôn giáo Hậu Tạng. Chùa được xây từ thể kỷ 15, do Đạt-lai Cân-tun-chu-pa đệ nhất chủ trì việc xây dựng. Năm 1600 Pên-xê đời thứ tư là Lô-sang-suy-che-chen-chan có xây mở rộng. Sau đó qua các đời Pên-xê không ngừng xây sửa và mở rộng mới có qui mô như ngày nay.
Vào chùa Cha-sư-lun-pu hiện ra trước mắt là một kinh phiến khổng lồ cao chọc trời dựng ngày ngoài công. Dưới Kinh Phiến có mấy người dân tộc Tạng đang nằm sấp vái lạy. Nằm sấp vái lại là một nghi thức hành lễ tôn kính và trang trọng nhất của dân tộc Tạng.
Bước qua bậu cửa gỗ cao lớn là một con đường hẹp trải đá theo chiều dốc của đồi, hai bên lối đi là những dãy nhà ngăn nắp của các sư sãi, trên đồi có một cụm kiến trúc với những nóc nhà vàng lấp lánh, đó chính là Đại điện, Kinh đường và Linh tháp của Pên-xê các đời. Phật Điện Xiêng-pa là một toà điện lớn nhất trong chùa Cha-sư-lun-pu. Điện này nằm ở phía tây chùa, rộng gần 900m2, trong có tượng Phật Xiêng-pa tức Phật Di-lặc. Đây là pho tượng đồng trong nhà cao nhất thế giới, người hướng dẫn du lịch Phu-si-dân dân tộc Tạng giới thiệu rằng: Pho tượng này cao 26,2m, vai rộng 11,5m, tay cầm pháp luân. Pên-xê đời thứ 10 đã mua hơn 3300 mét sa tanh để may áo cà sa cho pho tượng này, đây là chiếc áo cà sa dài nhất và rộng nhất trên thế giới. Trước pho tượng có đặt trước tác, đá qúi, lương thực của các đời Pên-xê. Viên đã qúi rất to được gắn trên trán Phật cứ đếm ban đêm sẽ tỏa sáng. Việc đúc pho tượng này đã tốn kém hơn 300kg vàng và 110 tấn đồng.
1 2
|