Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-01 15:42:50    
Các chuyên gia TQ về vấn đề Trung đông nói về cuộc bầu cử ở I-rắc

cri
Cuộc bầu cử ở I-rắc đã kết thúc ngày 30-1, hiện đang bước vào giai đoạn kiểm phiếu. Tuy trong thời gian bầu cử xảy ra một loạt các vụ tấn công bạo lực nhưng tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử lần này vẫn đạt khoảng 60 o/o, vượt quá mức dự kiến.

Đề cập ấn tượng đối với cuộc bầu cử I-rắc, ông Lý Thiệu Tiên, nghiên cứu viên Viện quan hệ quốc tế hiện đại TQ cho rằng cuộc bầu cử lần này diễn ra khá suôn sẻ. Ông nói, việc này nói lên hai vấn đề. Một là người I-rắc khát khao cuộc sống bình thường, hai là người hồi giáo dòng Si-ai và người Cuốc bị chèn ép lâu nay dưới chính quyền Xát-đam rất nhiệt tình đối với bầu cử. Ngoài ra, tỷ lệ cử tri dòng Xăn-ni đi bầu cử rất thấp nhưng không đến nỗi như dự kiến ban đầu của mọi người về tỷ lệ cử tri đi bầu thấp tới mức kỷ lục.

Đề cập sự ảnh hưởng của cuộc bầu cử lần này đối với bố cục chính trị tương lai của I-rắc, ông Lý Thiệu Tiên cho rằng cuộc bầu cử lần này có thể làm gia tăng sự chia rẽ ở I-rắc. Ông nói, xét từ tình hình cử tri tham gia bầu cử có thể nhận thấy dòng Si-ai chiếm địa vị chủ đạo về chính trị là có thể khẳng định. Ngoài ra vị thế của người Cuốc cũng sẽ được tăng cường. Điều khiến mọi người lo lắng hiện nay là dòng Xăn-ni. Do tỷ lệ người hồi giáo dòng Xăn-ni tham gia bầu cử rất thấp cộng thêm một số đảng phái dòng Xăn-ni tẩy chay cuộc bầu cử nên bố cục chính trị ở I-rắc sau này có thể xuất hiện thế không cân bằng giữa 3 thế lực chính trị được hình thành sau chiến tranh I-rắc, cũng tức là xu thế chia rẽ ở I-rắc có chiều hướng gia tăng. Làm thế nào để I-rắc đoàn kết và tránh chia rẽ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đặt ra sau cuộc bầu cử.

Đề cập kết quả bầu cử lần này liệu có dẫn tới cuộc nội chiến ở I-rắc hay không, ông Đoàn Cương, nghiên cứu viên Viện Tây-Á-Phi Viện khoa học xã hội TQ cho rằng sẽ không dẫn tới tình hình như vậy. Ông nói, qua sự biểu hiện của các đảng phái trong cuộc bầu cử lần này cũng như phân tích khẩu hiệu và cương lĩnh tranh cử của họ và phân tích các hiện tượng khác trong xã hội I-rắc cho thấy tình hình nói trên là không thể xảy ra. Ngược lại xã hội I-rắc sau này sẽ từng bước đi lên hài hoà và lý tính.

Ông Lý Thiệu Tiên nói, mọi người ghi nhận do Mỹ có 150 nghìn quân đóng tại I-rắc nên cuộc bầu cử lần này không thể không mang màu sắc ảnh hưởng của Mỹ. Một mặt mọi người ghi nhận Liên hợp quốc tham gia tích cực trong việc ấn định ngày giờ bầu cử và cả quá trình bầu cử, tiến trình chính trị ở I-rắc như bầu ra quốc hội và chính phủ quá độ, xây dựng hiến pháp vĩnh cửu...đều là căn cứ theo nghị quyết số 1546 của Liên hợp quốc thông qua năm ngoái.

Các phương tiện truyền thông cho rằng Mỹ đã bị sa lầy trong cuộc chiến tranh I-rắc, và cần phải sớm rút quân khỏi I-rắc. Về vấn đề này cựu đại sự TQ tại I-rắc Tôn Tất Cán cho rằng Mỹ sẽ không rút khỏi I-rắc trước khi giành được lợi ích kinh tế và chiến lược.