Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-01 11:26:14    
Dân tộc Đức Ngang

Xin Hua
Dân tộc Đức Ngang vốn gọi là "Dân tộc Băng Long". Ngày 17 tháng 9 năm 1985, dân tộc Băng Long chính thức đổi tên thành Dân tộc Đức Ngang sau khi được Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn. Dân tộc Đức Ngang là một trong những dân tộc có lịch sử lâu đời nhất trong cư dân ở biên cương miền tây nam Trung Quốc hiện nay. Ngay từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, dân tộc Đức Ngang đã sống ở bờ tây sông Nộ Giang ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Tính đến năm 1990, dân tộc Đức Ngang có 15 nghìn 462 dân.

Dân tộc Đức Ngang có tiếng nói của mình, nhưng không có chữ viết. Đồng bào dân tộc Đức Ngang sử dụng chữ dân tộc Thái và chữ Hán.

Đồng bào dân tộc Đức Ngang chủ yếu làm nghề nông, trồng lúa nước, ngô, kiều mạch và củ khoai, và giỏi về nghề trồng cây chè.

Dân tộc Đức Ngang tin theo Phật Giáo Tiểu Thừa. Đồng bào chủ yếu ăn tết té nước, tết đóng cửa và tết mở cửa, phần lớn ngày tết của họ mang đậm sắc thái tôn giáo.

Thói quen ăn uống ngày thường: Tuyệt đại đa số đồng bào dân tộc Đức Ngang lấy gạo làm thức ăn chính, đồng bào ở một số khu vực còn lấy ngô và củ khoai làm thức ăn chính. Họ dùng phương thức hấp và hầm để nấu cơm, và giỏi về việc chế biến các loại món ăn như bột đậu Hà Lan, đậu phụ, phở, bánh mật, bánh dày và bánh trôi v,v. Ở khu vực cư trú của đồng bào dân tộc Đức Ngang có rất nhiều loại rau, trong đó măng là một trong những loại rau quanh năm đều có. Ngoài ăn măng tươi ra, đồng bào chủ yếu chế biến măng thành măng chua hoặc măng khô. Khi ăn các loại rau khác, đồng bào quen nấu cùng với măng chua. Măng chua được coi là một loại gia vị được sử dụng rất nhiều, khi tần gà, xào thịt và nấu cá, đồng bào đều dùng măng chua làm gia vị.

Dân tộc Đức Ngang có lịch sử trồng cây chè lâu dài. Ở dân gian dân tộc Đức Ngang chè không những là đồ uống chuẩn bị sẵn, mà còn là quà tốt nhất để tặng cho người thân và bạn bè. Trước khi ra ngoài, đồng bào dân tộc Đức Ngang phải chặt một đốt tre, gọt một miệng chéo, rồi cho lá chè và nước suối vào, sau đó đun sôi uống, như vậy, chè có mùi thơm đặc biệt. Dân tộc Đức Ngang cũng uống chè chua. Khi chế biến chè chua, đồng bào cho ít cau vào lá chè, rồi cất vào ống tre lớn, bịt miệng ống tre; để 1-2 tháng chờ len men, lấy ra cho vào mồm nhai, chè có vị chua chát. Chè chua có công dụng giải khát, giải nhiệt và giúp tiêu hoá.

Dân tộc Đức Ngang có lịch sử làm đồ gốm và đan tre lâu đời. Mọi đồ dùng ăn uống đều là đồ gốm và đồ tre đan tự làm.

Ngày tết, cúng tế, lễ nghi: Phần lớn đồng bào dân tộc Đức Ngang tin theo Phật Giáo Tiểu Thừa, ở tuyệt đại đa số bản làng có chùa có phật và nhà sư trẻ của mình. Cơm chay của nhà sư trẻ do dân làng luân phiên bố thí. Phần lớn lễ tết truyền thống dân gian dân tộc Đức Ngang đều liên quan tới hoạt động tôn giáo. Ví dụ, Tết té nước, Tết đóng cửa và Tết mở cửa, đều có lễ phật. Mỗi khi đến ngày tết, đồng bào mở tiệc mời nhau. Trong các bữa yến tiệc dù món ăn nhiều hay ít, thế nào cũng có một bát rau luộc chấm với nước ớt, và uống rượu nếp tự mình cất lấy để trong ống tre. Dân tộc Đức Ngang còn có phong tục cúng tế như cúng tổ tiên, cúng thần bản, cúng thổ địa, cúng con rồng và cúng thần thóc v,v, trong đó lễ cúng con rồng thú vị nhất. Lễ cúng con rồng được tổ chức vào mùa xuân, ngày đó dân bản mổ lợn và gà, vẽ rồng làm lễ, rồi cùng nhau uống rượu đến say khướt, cãi nhau đánh nhau để trút hết sự bất mãn của mình. Khi đó, người khác không được khuyên ngăn, cho đến khi hai bên thấm mệt mà thôi, ngày hôm sau ra xin lỗi nhau.

Trong lễ đính hốn của thanh niên nam nữ dân tộc Đức Ngang có phong tục chặt đầu gà, nếu đầu và mình gà tách ra, hai bên không được nuốt lời; nếu nhà gái không đồng ý đám cưới này, thì không cho chặt đầu gà. Lễ cưới của dân tộc Đức Ngang thường diễn ra 3 ngày, trong 3 ngày đó tất cả dân làng đều đến nhà chú rể và cô dâu chúc mừng, gia đình nhà trai và nhà gái làm cơm mời cả làng, và tổ chức hát đối, hát cười thâu đêm.