Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-31 17:18:14    
Cúng ông Táo

cri

Ngày tết ở Trung Quốc thường là được mở màn từ ngày đưa ông Táo về trời. Cúng ông Táo là một phong tục có ảnh hưởng lớn và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Quốc. Trong thời cổ nhà nào nhà nấy đều đặt một bàn thờ cúng ông Táo ở bếp. Truyền thuyết kể rằng ông Táo là do Ngọc Hoàng đại đế cử xuống trần gian phụ trách quản lý công việc bếp núc của các gia đình, và được coi là thần bảo hộ cho gia đình nên được sùng bái. Bàn thờ cúng ông Táo thường được đặt ở phía bắc hoặc phía đông nhà bếp, ở giữa đặt chân dung tượng thần của ông Táo. Những nhà không có bàn thờ cũng dán tượng thần ông Táo lên vách. Có những tượng thần chỉ vẻ một ông Táo, có cái lại vẽ có nam có nữ, nữ thần gọi là bà Táo. Chắc đây là mô phỏng hình ảnh vợ chồng ở trần gian.

Từ đêm giao thừa năm trước ông Táo đã có mặt trong nhà để bảo vệ và giám sát mỗi nhà; đến ngày 23 tháng chạp ông Táo phải về trời, để báo cáo với Ngọc Hoàng về sự thiện ác của gia đình mà ông phụ trách. Bởi vậy trong dân gian mới có lễ tiễn đưa ông Táo về trời. Ngọc Hoàng dựa theo sự báo cáo của ông Táo để ban phước lành hay hoạn nạn của gia đình này cho ông Táo mang về. Bởi vậy đối với các gia đình mà nói, sự báo cáo của ông Táo là vô cùng hệ trọng.

Lễ tiễn đưa ông Táo thường được làm vào lúc chập tối. Cả nhà vào bếp đặt lên bàn thờ ông Táo bách kẹo và hoa quả, vừa đun lửa vừa cầu khấn. Bánh kéo và hoa quả vừa thơm lại vờa ngọt ý nói mong ông Táo tâu với Ngọc Hoàng những lời ngon ngọt.

Lễ đưa ông Táo về trời ngày 23 tháng chạp có liên quan mật thiết với ngày tết. Bởi vì sau đó một tuần là đến đêm giao thừa, ông Táo sẽ mang theo những điều lành hoặc dữ cùng với các thần khác xuống trần gian. Ông Táo được coi là người dẫn đường cho các thần khác, qua tết họ lại về trời chỉ có ông Táo ở lại với gia đình. Lễ đón ông Táo thường được tổ chức vào đêm giao thừa, so với lễ đưa ông Táo thì có phần giản đơn hơn, chỉ lần thay bóng đèn mới là được.