Bố là, sự giám sát bầu cử rất mỏng manh, nhất là thiếu sự giám sát quốc tế cũng là một đặc điểm của cuộc bầu cử lần này. Con số thống kê cho thấy, số giám sát viên cuộc bầu cử ở I-rắc ngang bằng với giám sát viên của cuộc bầu cử ở Pa-le-xtin gần đây, nhưng qui mô cuộc bầu cử ở I-rắc lại lớn gấp 10 lần so với Pa-le-xtin. Hơn nữa do các nguyên nhân an ninh...chỉ có hơn 120 quan sát viên quốc tế có mặt tại I-rắc. Vai trò của Liên hợp quốc trong cuộc bầu cử I-rắc chỉ giới hạn cung cấp kỹ thuật và kiến nghị cho cơ quan bầu cử I-rắc chứ không tham gia giám sát bầu cử. Bởi vậy, có nhiều người bày tỏ hoài nghi đối với tính công minh của cuộc bầu cử lần này.
Cuối cùng là cuộc bầu cử lần này áp dụng "cơ chế đại biểu của thực thể chính trị", cơ chế bầu cử này cũng là một trong những điều bị các bên phê phán. Theo cơ chế bầu cử tương tự "tỷ lệ đại biểu" này, cử tri khi bỏ phiếu chỉ căn cứ theo thực thể chính trị tham gia tranh cử chứ không thể căn cứ theo từng ứng cử viên. Nhiều chuyên gia về bầu cử bày tỏ lo ngại kết quả của cơ chế bầu cử này không hoàn toàn phản ánh bố cục chính trị ở I-rắc hiện nay.
Một số nhà phân tích cũng cho rằng: những tính đặc thù nói trên ắt sẽ khiến cho cuộc bầu cử có rất nhiều giới hạn, tình hình an ninh trong tương lai của I-rắc rất khó có sự cải thiện về căn bản thông qua cuộc bầu cử lần này. Nhưng dù thế nào đi nữa Chính quyền mới sản sinh qua bầu cử sẽ có sự khác biệt rất lớn so với Hội đồng điều hành lâm thời và Chính phủ lâm thời do Mỹ-Anh bổ nhiệm, sẽ nhận được sự ủng hộ càng rộng rãi hơn của Cộng đồng quốc tế. 1 2
|