Ngày 30-1 là chủ nhật. Tổng thống Mỹ Bu-sơ thay đổi thói quen đến trại Đa-vít nghỉ cuối tuần, ở lại nhà trắng theo dõi chặt chẽ tình hình bầu cử ở I-rắc diễn ra cùng ngày cũng như tình hình an ninh ở nước này. 4 tiếng đồng hồ sau khi kết thúc bầu cử ở I-rắc, ông Bu-sơ đã nói với các nhà báo rằng cuộc bầu cử ở I-rắc là "một sự thành công". Bên cạnh đó, ngoại trưởng Mỹ Rai-sơ hôm đó cũng liên tiếp xuất hiện trên đài truyền hình lải nhải rằng tiến trình bầu cử ở I-rắc tốt hơn dự kiến.
Dư luận cho rằng, sở dĩ ông Bu-sơ quan tâm cuộc bầu cử ở I-rắc như vậy, là vì Mỹ đã đặt cược lớn vào cuộc bầu cử này.
Cái đầu tiên là tương lai chính của của ông Bu-sơ. Đối với chính quyền Bu-sơ, cuộc bầu cử I-rắc là "tượng trưng Mỹ thực hiện dân chủ ở nước này", cũng là một ấm gương thể hiện "thành tựu" phát động chiến tranh chống I-rắc rõ rệt nhất. Cùng với việc ngày càng nhiều người Mỹ nghi ngờ tính chất hợp pháp và tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh chống I-rắc, thì chống chiến tranh I-rắc hầu như đã gắn chặt với chống Bu-sơ. Một số nghị sĩ đã công khai lên án chính sách đối với I-rắc của ông Bu-sơ, nói rằng quân Mỹ đóng tại I-rắc đang "làm nẩy sinh" chứ không phải đánh tan lực lượng vũ trang chống Mỹ.
Thứ hai là vấn đề an toàn tính mạng của quân Mỹ đóng tại I-rắc. Từ ngày kết thúc chiến tranh I-rắc đến nay, số lính Mỹ tử trận ngày càng nhiều, đến nay đã có hơn 1400 binh sĩ thiệt mạng ở nước này. Trước thềm bầu cử, đại sứ quán Mỹ tại I-rắc lại bị tấn công, làm 2 người chết 4 người bị thương. Đứng trước sức ép đòi Mỹ sớm rút quân khỏi I-rắc, ông Bu-sơ vẫn khăng khăng không chịu đưa ra thời gian biểu rút quân, cũng không hề nhắc tới hạn rút quân cuối cùng. Dư luận Mỹ cho rằng, nếu cuộc bầu cử tạo cơ hội cho Mỹ từng bước rút khỏi I-rắc, tiếng nói đòi sớm rút quân trong nước sẽ tạm thời lắng dịu, chính phủ có thể "ung dung" soạn thảo sách lược tháo thân khỏi I-rắc.
Cuối cùng là ngân sách của Mỹ. Hàng tuần Mỹ tiêu tốn 1 tỷ đô la Mỹ ở I-rắc, hiện nay đã chi tiêu tất cả 250 tỷ đa la Mỹ trong chiến tranh I-rắc và tái thiết I-rắc. Gần đây, chính quyền Bu-sơ lại đòi quốc hội chuẩn chi 80 tỷ đô la Mỹ, trong đó phần lớn dùng vào việc huấn luyện lực lượng an ninh I-rắc, gây bất mãn trong đảng Cộng Hoà.
Các nhà phân tích cho rằng, hiện nay, nếu Mỹ muốn thoát ra vũng bùn I-rắc, then chốt là lực lượng an ninh nước này bao giờ mới có thể gánh vác nhiệm vụ bảo vệ an ninh. Điều khiến quan chức Mỹ chán ngán là nhiều nhân viên an ninh I-rắc được huấn luyện rất khó đạt tới mục tiêu này. Để tháo thân khỏi I-rắc, Mỹ còn phải đặt cược bao nhiêu nữa? Dư luận đang chờ xem.
|