Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-31 14:35:17    
Phao chuyên dẫn ngọc

cri

Nghe Online

Chữ "Phao" ở đây là chỉ vứt hoặc tung ra. Ý của câu thành ngữ này là chỉ vứt gạch ra để đem lại ngọc báu.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Truyền đăng lục Cảnh Đức – Quyển mười" của Thích Đạo Nguyên đời nhà Tống.

Tương truyền, cao tăng triều nhà Đường -Tùng Thẩm thiền sư là người yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với các đồ đệ khi tham thiền, mỗi người đều phải tập trung sức chú ý, tĩnh tâm tọa thiền, gạt bỏ mọi sự quấy nhiễu, đạt tới mức thân tâm bất động. Có một lần, trong khi đang tham thiền vào ban đêm, Tùng Thẩn thiền sư có ý muốn thử sự tâp trung chú ý của các đồ đệ mình, ông nói: "Đêm nay ta đặt ra câu hỏi, ai có lý giải gì về phật pháp thì đứng ra". Bấy giờ các đồ đệ đều tập trung tinh lực tọa thiền, không hề nhúc nhích. Duy chỉ có một tiểu tăng đứng ra chắp tay lễ bái rồi trả lời thiền sư. Tùng Thẩm thiền sư nhìn chú tiểu tăng chỉ nói một câu rằng: "Ta vừa ném gạch ra để lấy ngọc về, những không ngờ lại chuốc về một cục đất còn kém hơn cả viên gạch". Về "Phao chuyên dẫn ngọc" còn có một truyện kể như sau: Một hôm, khi Triệu Hỗ nhà thơ triều nhà Đường đi du lịch tại Ngô Địa, có một nhà thơ bản xứ tên là Thường Kiến rất sùng bái ông, khi biết chắc Triệu Hỗ thế nào cũng đến viếng chùa Linh Nham, ông ta bèn đến chùa trước rồi viết trên tường hai câu thơ, những mong sau khi Triệu Hỗ nhìn thấy sẽ viết thêm vào cho trọn bài. Quả nhiêu khi nhìn thấy thơ của Thường Kiến, Triệu Kiên đã viết thêm vào hai câu, trở thành một bài thơ rất hay. Nhưng do ý thơ của Triệu Hỗ vượt trội hơn nhiều so với thơ của Thường Kiến, cho nên, người ta mới gọi lối làm lấy thơ kém để dẫn ra thơ hay này là "Phao chuyên dẫn ngọc".

Hiện nay người ta vẫn dùng câu thành nhữ này để ví với việc dùng lý giải thô thiện hoặc văn tự không thành thục của mình để dẫn ra cao kiến và giai tác của người khác.