Mặc dù Chính phủ lâm thời I-rắc đã áp dụng một loạt biện pháp an ninh nghiêm ngặt nhằm đảm bảo cho cuộc bầu cử lần này diễn ra thuận lợi, nhưng vẫn không ngăn chặn được hành động tấn công điểm bầu cử của các phần tử vũ trang. Kẻ cầm đầu của Tổ chức thánh chiến thuộc mạng lưới An Kê-đa ở I-rắc mà mọi người gọi là "nhân vật số 3 của An Kê-đa" Da-ca-uy ra tuyên bố trên mạng In-tơ-nét rằng tổ chức vũ trang do Y lãnh đạo nhận trách nhiệm về các vụ tấn công điểm bầu cử cùng ngày, và đe dọa rằng sẽ biến ngày bầu cử thành "ngày đen tối nhất" của I-rắc. Bộ Nội vụ I-rắc công bố số liệu thống kê cho thấy, cùng ngày đã xảy ra hàng chục vụ tấn công ở các nơi I-rắc, làm ít nhất 36 người chết, hơn 90 người bị thương, tuyệt đại đa số những người thương vong là thường dân. Ngoài ra, Bộ trưởng Tư pháp I-rắc cùng ngày cũng chết hụt trong vụ tấn công vào nhà riêng của ông ở Bát-đa. Liên quân Mỹ-Anh còn chứng thực cùng ngày có một chiếc máy bay vận tải C-130 của quân Anh bị rơi ở khu vực phía bắc Bát-đa, hiện nay vẫn chưa ro nguyên nhân.
Các nhà phân tích cho rằng: do người Hồi giáo dòng Si-ai và người Cuốc I-rắc tích cực tham gia bầu cử, nên tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần này sẽ cao hơn so với dự kiến. Dòng Xăn-ni chiếm gần 30 o/o dân số I-rắc cho rằng, cuộc bầu cử diễn ra trong tình hình bị chiếm đóng là không thể công bằng được. Việc tẩy chay bầu cử rất có thể sẽ khiến cho người Hồi giáo dòng Xăn-ni và A-rập bị gạt ra rìa trong bố cục chính trị ở I-rắc sau này, và sẽ càng gây lên sự căm phẫn của họ đối với quân Mỹ chiếm đóng. Bởi vậy Mỹ mong thông qua bầu cử để ổn định tình hình I-rắc, khiến cho quân Mỹ có thể sớm rút khỏi bãi sa lầy ở I-rắc. Nhưng xem ra mục tiêu này trước mắt là rất khó thực hiện. 1 2
|