Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-28 17:21:46    
Sự ra đời của phong trào thể thao Ô-lim-pích hiện đại-2

cri
Hai là sản xuất công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và phương pháp giáo dục của giai cấp tư sản đã cung cấp mảnh đất thích hợp cho sự hưng khởi của thể thao Ô-lim-pích. Cách mạng công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã mang lại hàng loạt biến đổi sâu sắc cho xã hội loài người, thúc đẩy sự phát triển của khoa học tự nhiên cận đại, làm cho thể thao cận đại có nền kinh tế hùng mạnh làm cơ sở, thúc đẩy thể thao có được sức sống mạnh mẽ hơn.

Do phương pháp sản xuất và đời sống xã hội công nghiệp hoá mang lại hàng loạt thách thức nghiêm ngặt đối với sinh lý, tâm lý của con người, thúc đẩy con người cố gắng tìm kiếm lối sống mới và lý tưởng, và có nhận thức mới đối với hoạt động thân thể. Người ta bắt đầu chú trọng sức khoẻ con người, cho nên thể thao trở thành một nhu cầu xã hội mới mà được phát triển hơn nữa.

Bắt đầu từ thời kỳ phục hưng văn nghệ, nhà giáo dục giai cấp tư sản đã ra sức đề xướng thể thao như một biện pháp quan trọng để đào tạo nhân tài. Không những khôi phục chế độ thể thao cổ Hy Lạp, mà còn ban hành các biện pháp rèn luyện sức khoẻ, tích cực nghiên cứu các phương pháp thể thao, cố gắng phát triển toàn diện sức khoẻ của học sinh. Thể thao đã trở thành một hoạt động giáo dục quan trọng và không thể thiếu thốn.

Năm 1423, nhà giáo dục nhân văn Ý Vittorino sáng lập nhà trường kiểu mới, đặt tên là "Cung Thể thao". Trường này thực hiện phương châm coi trọng thể thao, giáo dục đạo đức và giáo dục trí thức như nhau, triển khai các hoạt động thể thao phong phú, trở thành biểu trưng của nền giáo dục giai cấp tư sản trong thời kỳ phục hưng văn nghệ, cũng khiến thể thao trở thành một phần nội dung của chương trình giáo dục và bắt đầu thực thi tại các trường học.

Sự tìm tòi đối với giáo dục trong cải cách tôn giáo và phong trào giải phóng mông muội ngày càng xác định địa vị của thể thao. Nhân vật tiêu biểu cho cải cách tôn giáo giai cấp tư sản ông Mactin Luther chủ trương thể thao là một bộ phận của giáo dục. Theo yêu cầu đối với giáo dục của giai cấp tư sản, nhà giáo dục Séc Comenius đã trình bày có hệ thống thể thao nhà trường, và đưa thể thao với hình thức chín chắn vào giáo dục nhà trường. Ông chủ trương nhà trường phải có sân vận động rộng, phải triển khai hoạt động thể thao rộng rãi, khuyến khích học sinh tập thể dục để tăng cường sức khoẻ. Ông Comenius đã đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển thể thao nhà trường, được tôn là "Cha đẻ của thể thao nhà trường".