Chương trình Văn nghệ của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc từng giới thiệu với các bạn bản nhạc "Nhị tuyền soi bóng nguyệt", do nghệ nhân dân gian Trung Quốc A Bính bị mù hai mắt thể hiện bằng đàn Nhị rất nổi tiếng. Ông Lý Xuân Dũng, trưởng đoàn nghệ thuật Phát thanh Trung Quốc giới thiệu về bản nhạc này như sau:
"Bản nhạc là tác phẩm của ông Hoa Nhan Quân, nghệ danh là A Bính, mọi người quen gọi ông là người mù A Bính, ông sinh năm 1893 tại thành phố Vô Tích tỉnh Chiết Giang Trung Quốc, ông bị mù vào năm 28 tuổi, cuộc sống của ông hết sức khó khăn, ông thường phải vừa gảy đàn vừa hát rong để kiếm miếng cơm manh áo. Nhưng ông có tinh thần lạc quan đối với cuộc sống, ông vừa gảy đàn vừa sáng tác nhạc, những bản nhạc của ông thường tràn đầy niềm tin đối với cuộc sống. Bản nhạc "Nhị tuyền soi bóng nguyệt" là một trong những bản nhạc tiêu biểu trong số đó. Nếu như chúng ta vừa nhắm mắt lại, vừa nghe bản nhạc này, thì nội tâm của chúng ta sẽ dễ hòa nhấp với thế giới nội tâm của A Bính thời bấy giờ. "
Nền văn hóa của hai nước Trung Việt có nhiều nét tương đồng. Ở Việt Nam, đàn Nhị cũng là một loại nhạc cụ dân tộc, thường được thể hiện trong các vở Tuồng Chèo sân khấu, rất được công chúng Việt Nam yêu thích. Đến nay, đàn Nhị vẫn rất phổ biến tại Trung Quốc, đặc biệt là trên sân khấu Kink kịch, sân khấu nhạc dân tộc, dân gian.
Thực ra, một số nhạc cụ dân gian Trung Quốc là từ nước ngoài truyền vào từ xưa, rồi hòa nhập với bản sắc văn hóa Trung Quốc, mới được lưu truyền cho mãi đến tận ngày nay. Đàn Tỳ Bà chính là một lọai nhạc cụ dân gian trong số đó.
Hình dáng của đàn Tỳ Bà trông như trái lê vậy, khi đàn, như đang gẩy trái lê dựng đứng.
Âm thanh của Đàn Tỳ Bà giòn vang, rõ ràng, thanh thoát. Nghe nói trong các loại nhạc cụ của Trung Quốc và nước ngoài, đàn Tỳ Bà có âm thanh vang xa nhất, vang xa những 1 Km cơ đấy.
Bản nhạc "Thập diện mai phục", được thể hiện bằng đàn Tỳ Bà, có ảnh hưởng lớn trong công chúng Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
" Thập diện mai phục" lại là bản nhạc phản ánh tình hình xã hội thời xưa Trung quốc. Bản nhạc này đã mô tả cảnh giao chiến quyết liệt của hai đội quân thời cổ. Tỳ Bà truyền vào Trung Quốc từ Tây Vực, tức khu vực Tây Á ngày nay. Tỳ Bà gắn bó với nền văn hóa Trung Quốc, bởi vì âm thanh của Tỳ Bà khi mạnh như mưa tuôn nước chảy, lúc nhẹ nhàng như thủ thỉ tâm tình, phản ánh đời sống và tình cảm của dân tộc Trung Hoa.
Mười ngón tay của diễn viên khi thì gảy nhanh thoăn thoắt trên cung đàn dồn dập mạnh mẽ, lúc thì chầm chậm chững chạc nghe sao mà êm du.
Bản nhạc nổi tiếng Trung Quốc "Đêm trăng sông nước ngát hương hoa" được hoà tấu bằng đàn Tranh Cổ và đàn tì Bà rất nổi tiếng.Tên gọi của bản nhạc này, khiến khán thính giả tưởng tượng ra quang cảnh dòng sông bến nước miền Giang Nam Trung Quốc và cuộc sống thanh bình của người dân lao động cần cù. Khi nghe nên nhắm mắt lại, trước mắt các bạn đang hiện lên bức tranh hài hòa đẹp mắt cảnh: Mùa xuân, đêm trăng, mặt nước, ngạt ngào hương hoa.
Bất kể là nhạc cụ dân tộc, hay là những bản nhạc dân gian Trung Quốc, hết thảy đều đại diện bối cảnh xã hội của Trung Quốc thời xưa, từ góc độ khác mà nói, nhạc dân gian thường kể lại những câu chuyện dân gian, tư tưởng của tầng lớp lao trong xã hội, mong sao chương trình văn nghệ cuối tuần hôm nay sẽ khiến bạn tìm hiểuphần nào về nền văn hóa dân gian Trung Quốc.
|