Theo Tân hoa xã: gần đây "Không gian nhân văn" ở ngõ 93 đường Tùng Giang thành phố Đài Bắc Đài Loan đã tổ chức buổi tiệc trà về cuốn sách mới với tựa đề "Tự tại tư tại" của nhà văn Đổng Dương Tư, các nhà văn nổi tiếng như Bạch Tiên Dũng...đã nói chuyện rôm rả với bạn đọc dưới tấm biểu ngữ "đọc những cuốn sách hàng đầu".
"Đọc sách để mình tiến bộ; cổ vũ để quần chúng nâng cao". Đây là khẩu hiệu của tờ nguệt san "Sách với người" của "Câu lạc bộ đọc sách nhìn xa thiên hạ" ở Đài Loan, cũng là tiếng nói tận đáy lòng của những người đọc sách ở Đài Bắc.
Thư viện thành phố Đài Bắc gần đây đã có cuộc phỏng vấn 1073 người dân thành phố qua điện thoại, kết quả điều tra cho thấy có 70 o/o số người được hỏi đã khẳng định đọc sách có tầm quan trọng trong đời sống. Nhất là những người từ 25 đến 54 tuổi luôn là những bạn đọc trung thành trong số bạn đọc ở Đài Bắc. Đóc sách báo chiếm tỷ trọng trong giờ rãnh rỗi của người dân Đài Bắc xếp thứ 3 sau xem ti-vi và tập luyện thể thao.
Người Đài Bắc yêu thích sự đọc. Giám đốc thư viện Đài Bắc Tăng Thục Hiền nói, năm 2004 Đài Bắc có hơn 11 triệu lượt người vào thư viện và mượn hơn 1,9 đầu sách về nhà, bình quân mỗi thắng có 158 nghìn người mượn sách, ngoài ra còn có hơn 970 nghìn lượt người tới thư viện tra cứu tư liệu qua mạng.
Những loại sách được mượn nhiều nhất tại thư viện Đài Bắc là tiểu thuyết kiếp hiệp và tranh biếm hoạ. Nhưng cuốn sách như "Đại Đường song long truyện" của giáo sư Trường Đại học Trung văn Hồng Công Hoàng Di, "Tiếu ngạo giang hồ" "Thiên Long bát bộ" của Kim Dung, "Tân tuyệt đại song kiều" của Cổ Long và tranh truyện "Danh thám Cơ-nan" của Nhật có tỷ lệ mượn xếp ở 10 ngôi đầu.
Giám đốc Tăng Thục Hiền có phần nuối tiếc đối với thói quen đọc sách của người dân Đài Bắc. Bà nói, rất nhiều thanh thiếu niên trong độ tuổi 15—24 say mê chơi Gêm, lướt nét hơn là đọc sách; Một cuộc điều tra cho thấy chỉ có khoảng 1 o/o người dân thành phố đọc sách khi đáp xe trên đường đi làm và về nhà. Bởi vậy cảnh tưởng những người dân thành phố các đô thị lớn trên thế giới đều có trong tay cuốn sách khi đáp tàu điện ngầm, xe buýt là điều rất hiếm thấy ở thành phố Đài Bắc.
Chính vì cảm nhận được sự bỏ rơi đối với đọc sách trong thời đại máy tinh, ông Đổng Dương Tư cùng với 30 nhà văn, học giả như Bạch Tiên Dũng, Dư Quang Trung, Tưởng Huấn, Lại Thanh Xuyên...đã xuất bản cuốn "Tự tại tự tại" với hình thức đối thoại trong các lĩnh vực thư pháp, thơ ca...mong qua đó khơi dậy sự coi trọng của lớp trẻ đối với sự đẹp của văn tự Trung Quốc cũng như giá tri của đọc sách và viết lách.
|