Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-27 14:51:55    
Thế vận hội Luân Đôn lần thứ 4 năm 1908---4

cri
Trong cuộc thi bắn cung, hai vận động viên Anh là hai anh em đầu tiên đều đoạt giải trong lịch sử thế vận hội ô-lim-pích.

Trong môn trượt băng nghệ thuật, vận động viên Thủy Điển đoạt toàn bộ huy chương vàng ở các nội dung của nam. Vận động viên Anh đoạt huy chương vàng đơn nữ, cặp vận động viên Đức đoạt huy chương vàng nội dung đôi nam nữ.

Môn bắc súng tại thế vận hội luôn ở trong tình trạng không ổn định trước thế chiến thứ 2. Không những luôn thay đổi nội dung mà còn lúc nhiều lúc ít. Tại thế vận hội khoá trước môn này không thi đấu, nhưng tại thế vận hội lần này lại thi đấu những 15 nội dung. Nước chủ nhà có thành tích tốt nhất, giành được 6 huy chương vàng, Mỹ xếp thứ 2 giành được 3 huy chương vàng. Vận động viên Mỹ giành chức vô địch ở nội dung bắn hươi đang chạy với hai viên đạn không những là một xạ thủ xuất sắc mà còn là một nhà nghệ thuật. Trong cuộc thi văn học nghệ thuật thế vận hội năm 1912, anh đoạt huy chương vàng với bức phù điều mang tựa đề "người phiêu bạt đến từ Mỹ". Trong nội dung bắn hươi đang chạy với một viên đạn, vận động viên Thụy Điển 60 tuổi đoạt chức vô địch, trở thành tuyển thủ cao tuổi nhất đoạt huy chương vàng trong lịch sử ô-lim-pích.

Thế vận hội Luân Đôn lần đầu tiên công bố bảng tổng sắp huy chương của các nước, có ảnh hưởng tích cực trong việc thống kê hoặc tính điểm chính thức của các nước sau này. Ba quốc gia giành được nhiều huy chương tại thế vận hội lần này là Anh: 56 huy chương vàng, 51 bạc và 38 đồng. Mỹ : 23 vàng, 12 bạc, 12 đồng. Thụy Điển 8 huy chương vàng, 6 bạc và 11 đồng.

Để phô trương thành tích, Anh đã công bố số huy chương của các nước, mở ra tiền lệ bảng tổng sắp huy chương của các nước tại thế vận hội sau này. Như vậy tuy tăng thêm bầu không khí cạnh tranh của các đoàn nhưng cũng dẫn tới sự tranh cãi về cái gọi là "chủ nghĩa quốc gia" và "chủ nghĩa huy chương", khiến cho Ủy ban ô-lim-pích quốc tế buộc phải ghi rõ trong hiến chương rằng thế vận hội là cuộc thi giữa cá nhân và đồng đội vận động viên chứ không phải là cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia.

Kể từ thế vận hội lần này, huy chương của thế vận hội được qui phạm hóa. Tiêu chuẩn và mẫu mã do Ủy ban ô-lim-pích quốc tế ấn định vào tháng 5-1907, đường kính là 60mm, phía trước là đồ án thống nhất do Ủy ban ô-lim-pích quốc tế ấn định, phía sau do nước chủ nhà thiết kế để nổi bật lên vị thế và vai trò của Ủy ban ô-lim-pích quốc tế.

Nhiều cơ chế được xây dựng tại thế vận hội lần này vẫn áp dụng cho tới ngày nay. Ngoài các qui định, thể lệ thi đấu do ban tổ chức biên doạn ra, cũng có qui định nghiêm ngặt về xác định tư cách tham gia của vận động viên nhất là vận động viên nghiệp dư. Các nôi dung cá nhân mỗi nước được ghi tên tối đa là 12 người. Chiều dài được đổi thành mét. Nhìn chung thế vận hội lần này không như hai kỳ đại hội trước để lại ấn tượng xấu cho mọi người, với sự tổ chức tốt và thiết bị tân tiến đã khiến mọi người quan tâm, làm cho lý tưởng ô-lim-pích được truyền bá rộng rãi.