Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-26 19:21:34    
Diều dân gian Trung Quốc

cri
Bạn Nguyễn Văn Bình ở huyện Diễn châu tỉnh Nghệ An viết thư bày tỏ rằng, em rất thích thả diều, nhìn cách diều bay trên không trung, em cảm thấy trong lòng rất thèm muốn được bay cao nhìn xa như cánh diều vậy. Diều có phải là bắt nguồn từ Trung Quốc không? Tại Trung Quốc có hội thả diều không? Mong chị giới thiệu cho em nhé, xin cảm ơn.

Diều là do người Trung quốc thời xưa phát minh, cánh diều tập chung các chức năng như ngắm nhìn, vui chơi và thi thố, phản ánh đầy đủ nội hàm phong phú của đồ chơi dân gian Trung Quốc.

Diều Trung Quốc có lịch sử lâu đời. Theo sách cổ ghi lại, vào năm 400 trước công nguyên, Mặc Tử nhà tư tưởng nổi tiếng Trung Quốc và sư tổ thợ mộc Trung Quốc là Lỗ Ban đã từng làm chim gỗ bằng tre và gỗ, chim gỗ này có thể bay lên cao theo chiều gió, ba ngày cũng không rơi xuống, được gọi là "diều hâu gỗ" đây chính là cánh diều sớm nhất trên thế giới. Sau đó, người ta làm diều hâu bằng tre và tơ lụa, về sau nữa được làm bằng giấy, đổi tên gọi là "diều hâu giấy". Đến cuối thời nhà Đường (618 - 907), người ta dán dải lụa và gắn sáo lên mình diều hâu giấy, gió thổi sáo reo, tên gọi của nó là diều cũng chính từ đó mà ra.

Ban đầu, diều thường dùng làm công cụ quân sự, ví dụ, thả diều lên cao để trắc nghiệm khoảng cách của hai đội quân, hoặc dùng để làm thông tin trong quân đội. Vào thời nhà Đường, chức năng của diều dần dần chủ yếu dùng để vui chơi giải trí, và phổ biến dần trong dân gian. Đến thời nhà Tống năm thứ 10 công nguyên, diều càng được phổ biến rộng rãi, và dần dần truyền ra thế giới, trước hết diều được truyền sang các nước châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Malaysia, sau đó đến với các nước châu Âu và châu Mỹ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tập tục Anh, diều của Trung Quốc truyền ra các nơi trên thế giới qua 7 tuyến, có thể nói là truyền đi rất xa. Đồ chơi diều Trung Quốc được phát triển thành bộ bay tại châu Âu, cuối cùng được hai anh em Wright Mỹ chế tạo thành máy bay trở người sớm nhất trên thế giới. Bởi vậy, trong sảnh trưng bày tại viện bảo tàng Oa-xinh-tơn Mỹ có treo chiếc diều Trung Quốc, bên trên có đề: "Bộ bay sớm nhất của nhân loại là diều và tên lửa Trung Quốc".

Đến thời nhà Minh và nhà Thanh (1368- 1911), là thời kỳ diều Trung Quốc được phát triển đến đỉnh cao, bất kể là về tạo hình, công nghệ , trang trí hay kỹ thuật thả diều cũng đều trở nên rất chín chắn. Rất nhiều công nghệ dân gian cũng đều gắn kết một cách hài hòa với diều, vị dụ, tranh Tết gỗ, tranh dán, tranh cắt giấy v,v...khiến cho trang trí trên cánh diều càng trở nên phong phú đa dạng; bộ âm thanh gắn trên thân diều cũng được phát triển, quả bầu, vỏ bạch quả làm thành sáo gắn trên thân diều, âm thanh rất vang, cách hằng mấy cây số cũng có thể nghe thấy. Hồi bấy giờ, các văn nhân tự tay làm diều rồi tặng cho nhau, coi đây là hình thức cao nhã, đồng thời còn sáng tác nhiều bài thơ hoặc họa rất hay mang đề tài về diều. Trong đó phải kể đến "Hồng Lâu Mộng", một trong bốn tác phẩm cổ điển Trung Quốc mang tính tiêu biểu nhất của tác giả Tào Tuyết Cần, ông không những miêu tả cảnh thả các loại diều của các nhân vật trong "Hồng Lâu Mộng", mà còn chuyên viết cuốn sách kảo cứu về diều, giới thiệu hơn 40 phương pháp làm diều.

Trải qua sự biến đổi của lịch sử, Diều Trung Quốc dần dần hình thành phong cách độc đáo của mình.

Qua đề tài có thể chia làm ba loại; một là động vật như, chim ưng, phượng, bướm, cá vàng, rồng, rết, chim én v,v...hai là căn cứ theo truyện thần thoại nh, tác phẩm văn học, hoặc các nhân vật tuồng kịch, như Mỹ Hầu vương, Thiên Nữ, em bé ôm cá chép; ba là căn cứ theo các đồ dùng hằng ngày như quạt, làn hoa, đèn cung v,v ...

Diều Trung Quốc là kết tinh của công nghệ và nghệ thuật, nó có sức hấp dẫn rất lớn đối với những người hâm mộ trên thế giới. Đến nay, lễ thả diều Quốc tế Duy Phường tỉnh Sơn Đông đã trở thành ngày hội lớn Quốc tế mỗi năm một lần, tháng 4 hằng năm, rất nhiều các chuyên gia về diều của Trung Quốc và nước ngoài xum họp tại Duy Phường, thảo luận về đua thả diều, Duy Phường cũng trở thành viện bảo tàng diều lớn nhất trên thế giới hiện nay, trong việc sưu tầm thu thập, trưng bày các cánh diều quý hiếm của xưa và nay của trong và ngoài nước.