Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-25 15:48:33    
Dân tộc Bu-răng

Xin Hua
Dân tộc Bu-răng là một trong những dân tộc thiểu số Trung Quốc có lịch sử lâu đời. Dân tộc Bu-răng chủ yếu tập trung cư trú tại tỉnh Vân Nam. Tính đến năm 1990, dân tộc Bu-răng có 82 nghìn 280 dân. Mùa xuân năm 1950, dân tộc Bu-răng được giải phóng.

Dân tộc Bu-răng có ngôn ngữ của mình, nhưng không có chữ viết. Một số đồng bào dân tộc Bu-răng biết tiếng Hán, tiếng dân tộc Thái và tiếng dân tộc Va. Dân tộc Bu-răng chỉ có văn học truyền miệng với các hình thức chủ yếu như thần thoại, câu chuyện, bài thơ, ngạn ngữ và câu đối. Đa số đồng bào dân tộc Bu-răng tin theo Phật Giáo Tiểu Thừa.

Đồng bào dân tộc Bu-răng chủ yếu làm nghề nông, lấy trồng lúa chiêm làm chính, và giỏi về trồng cây chè. Vùng núi dân tộc Bu-răng là khu vực quan trọng sản xuất chè Phổ Nhĩ nổi tiếng trong và ngoài nước.

Dân tộc Bu-răng có những điều kiêng kỵ như sau: khi đi bộ, kiêng sát vai với người khác, kiêng bước qua đùi người đang ngồi; không ai được dựa vào cột ở giữa sân hoặc buộc ngựa vào cột đó; bước vào chùa phải cởi giày, sau khi vào chùa không được hút thuốc, cũng không được dùng tay sờ vai và đầu tượng phật và nhà sư.

Thói quen ăn uống ngày thường:

Phần lớn đồng bào dân tộc Bu-răng một ngày ăn ba bữa, đều coi lúa mì là thứa ăn chính, ngoài ra cũng ăn ngô, tiểu mạch, đậu nành và đậu Hà Lan. Đồng bào dân tộc Bu-răng rất giỏi về nấu cơm đựng trong ống tre. Họ chủ yếu ăn thịt bò, thịt dê, thịt lợn và thịt gà, có khi cũng ăn thịt thú rừng và sâu bọ. Phương pháp nấu nướng món ăn chủ yếu gồm hai loại luộc và nộm. Dân tộc Bu-răng cũng thường làm những thức ăn dầm, ví dụ măng chua, thịt chua và cá chua v,v. Đồng bào dân tộc Bu-răng thích uống rượu, và phần lớn đều tự cất rượu ở nhà. Trong đó, rượu ngọc bích nổi tiếng nhất. Sau khi cất xong, đồng bào dân tộc Bu-răng dùng một loại lá cây lọc rượu, khiến rượu có màu xanh giống với màu ngọc bích, nên rượu được đặt tên rượu ngọc bích. Đồng bào dân tộc Bu-răng có tính cách phóng khoáng, ở nhà bạn bè có thói quen "có rượu ắt phải uống, đã uống thì phải say". Còn uống chè là thị hiếu khác của đồng bào dân tộc Bu-răng, hơn nữa họ còn giỏi về làm chè. Chè đựng trong ống tre và chè chua là hai đặc sản chỉ có ở dân tộc Bu-răng. Làm chè đựng trong ống tre theo các bước như sau: xào chín lá chè thu lượm vào mùa hè, rồi cất vào ống tre và dùng lá to bản niêm phong. Khi uống, để ống tre lên lửa nướng đến khi ống tre cháy vàng, rồi bổ ống tre và đổ nước sôi để pha chè, trong mùi hương thơm ngát của chè phảng phất mùi hương thơm của cây tre. Chè chua được làm như sau: xào chín lá chè tươi, rồi để vào chỗ ẩm ướt, sau khi chè lên men, đem cất vào ống tre, niêm phong miệng ống tre và chôn dưới đất. Vài tháng sau lấy ra pha uống, mùi vị rất đặc biệt. Rất nhiều phụ nữ thích nhai chè chua, vừa giúp tiêu hóa vừa giải khát. Dân gian thường lấy chè chua làm quà biếu tặng thân thích họ hàng.

Thói quen ăn uống trong ngày tết, ngày lễ:

Trước kia, dân tộc Bu-răng sùng bái đa thần, phần lớn tin theo Phật Giáo Tiểu Thừa, đa số lễ tết truyền thống liên quan tới hoạt động tôn giáo. Trong ̣đó, Tết năm mới, Tết cúng tế thần bản làng và Tết rửa chân bò là ngày tết đặc sắc nhất. Tết năm mới diễn ra vào 10 ngày sau Tết Thanh Minh âm lịch. Khi đó, mỗi nhà đều mổ lợn, cả bản làng mổ bò, phụ nữ làm bánh dày bằng gạo nếp. Ngày Tết năm mới, thế hệ trẻ phải chúc tết người có tuổi trong nhà, đồng thời chuẩn bị hai suất bánh dày làm bằng gạo nếp gói trong lá chuối, đặt hai cái nến và hai bông hoa tươi lên trên, một suất cúng tổ tiên, suất kia biếu trưởng tộc. Tết cúng thần bản làng là một hoạt động cúng tế của cả bản làng. Khi cúng thần, mổ một con gà trước, rồi đi quanh bản và ra trung tâm bản làng nhỏ nước cúng tế. Cúng xong, mọi người cùng ăn cơm. Cuối cùng, thanh niên cả bản đi bắt chuột nhắt tre, và dùng thịt chuột nhắt tre để cúng tế thần linh để mong được mùa. Trong những ngày tết, mỗi nhà làm một số món ăn đặc sắc, tập trung lại ăn cơm đoàn tụ. Tháng 5 hàng năm, dân tộc Bu-răng ở huyện Thi Điện còn ăn Tết rửa chân bò. Khi đó, cụ già và trưởng tộc đội nón, mặc áo tơi, cầm cây chổi làm bằng cành liễu và cành đào, dắt dê, đi từng nhà cắm phướn làm bằng giấy đỏ lên cánh cửa để bày tỏ chúc phúc. Chủ nhà được chúc phúc té nước sạch lên người già và trưởng tộc, bày tỏ rửa sạch dấu chân bò, cuối cùng dắt dê ra ngoài bản mổ và nấu chín cùng ăn.

Dân tộc Bu-răng có thói quen cư trú theo vợ, mỗi đôi vợ chồng nói chung đều tổ chức hai lần đám cưới và mở hai lần tiệc cưới. Lễ cưới đầu tiên chú rể sang nhà cô dâu ở, do nhà gái tổ chức tiệc cưới chiêu đãi thân thích họ hàng. Trước khi mở tiệc cưới, họ thái thịt lợn thành từng miếng nhỏ, rồi dùng que tre xâu nướng, tặng mỗi nhà một xâu, bày tỏ thân như ruột thịt. Đồng thời, còn phải thái nhỏ gan lợn, nấu với gạo nếp thành xôi gan lợn, mời con trẻ trong bản làng ăn, có nghĩa mong sớm đẻ con sau khi lấy nhau, sau đó mới mở tiệc cưới. Sau khi đẻ con, nhà trai lựa chọn ngày tốt tháng lành tổ chức lễ cưới lần thứ hai, do nhà trai mở tiệc chiêu đãi khách khứa. Yến tiệc lần thứ hai có quy mô lớn hơn lần đầu tiên, và mỗi món ăn trong tiệc phải có hai suất, có nghĩa chúc phúc cô dâu và chú rể.