Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-24 09:59:46    
Trung Quốc hoàn thiện công tác quản lý thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam, bảo đảm phong tục tập quán về ẩm thực của Mu-xlim

cri

Nghe Online

Trong một số quầy hàng thực phẩm ở siêu thị Trung Quốc, có những thực phẩm trên bao bì có in họa trết trăng sao màu xanh lá cây hoặc Kinh Cô-ran, những thực phẩm này chuyên dành cho 21 triệu đồng bào dân tộc thiểu số Trung Quốc tin theo Đạo I-xlam. Được biết, để đưa việc chế biến thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam vào nền nếp, các cơ quan hữu quan Trung Quốc đang soạn thảo "Điều lệ quản lý thực phẩm cho người theo Đạo I-xlam".

Trong 56 dân tộc của Trung Quốc, có 10 dân tộc thiểu số gồm dân tộc Hồi, dân tộc Uây-ua, dân tộc Ca-dắc v,v tin theo Đạo I-xlam. Trong cuộc sống ngày thường, Mu-xlim Trung Quốc có yêu cầu đặc biệt về lựa chọn nguyên liệu và chế biến thực phẩm.

Bà Kim Xuân Tử, quan chức Ủy ban dân tộc nhà nước Trung Quốc cho biết, khi lựa chọn nguyên liệu để chế biến thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam, phải hết sức chú ý những điều kiêng kỵ và thực phẩm kiêng ăn của Mu-xlim, chủ yếu bao gồm da, thịt và mỡ động vật mà đồng bào kiêng ăn, cũng như mọi thực phẩm và gia vị chứa thành phần nói trên. Trong quá trình chế biến thực phẩm thịt, người đủ tư cách mổ phải mổ súc vật theo phong tục tập quán của Mu-xlim, và tiêu thụ riêng. Thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam là hàng hoá đặc biệt, đòi hỏi quy trình công nghệ chế biến đặc biệt, điều này yêu cầu người chế biến và tiêu thụ phải làm việc nghiêm chỉnh trong quá trình chế biến và lưu thông, để bảo đảm quần chúng Mu-xlim được ăn thực phẩm bảo đảm chất lượng.

Để quy trình chế biến thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam được nền nếp hơn, Trung Quốc đã thực thi chế độ chế biến thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam ở những doanh nghiệp do chính phủ cấp giấy phép chế biến thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam và quản lý chung. Hiện nay, Trung Quốc có gần 350 doanh nghiệp chuyên chế biến thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam.

Công ty thực phẩm Quế Hương Xuân Bắc Kinh là một doanh nghiệp chế biến bánh ngọt cho người tin theo Đạo I-xlam. Ở cửa hàng của công ty, Duy Hoa nhìn thấy các loại bánh ngọt, gồm bánh ngọt truyền thống được Mu-xlim Trung Quốc thích và bánh ngọt phương Tây. Tổng Giám đốc công ty Hà Phong Trác cũng là Mu-xlim, gia đình ông kinh doanh thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam ở Bắc Kinh đã có hàng trăm năm lịch sử. Ông Trác giới thiệu rằng, Công ty Quế Hương Xuân thao tác nghiêm chỉnh theo các trình tự quy định trong quá trình chế biến thực phẩm để bảo đảm chất lượng của thực phẩm. Ông nói:

"Trong quá trình chế biến thực phẩm, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ, chúng tôi đều phải hết lòng hết sức, để vừa phù hợp với chính sách dân tộc, vừa phù hợp với thói quen của dân tộc Hồi. Phàm các thức ăn đồng bào dân tộc Hồi kiêng ăn, chúng tôi đều không mua. Điều này phải được thực hiện nghiêm ngặt."

Các nơi Trung Quốc còn có những cửa hàng và siêu thị chuyên tiêu thụ các thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam, để tiện cho đông đảo quần chúng Mu-xlim mua. Trong chung cư Duy Hoa ở, có một siêu thị chuyên tiêu thụ thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam. Siêu thị tuy không có diện tích rộng, nhưng đủ các loại thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam bày trên quầy hàng. Các loại thực phẩm gồm thịt bò và thịt dê tươi đến từ khu vực tập trung cư trú của đồng bào dân tộc Hồi ở xung quanh Bắc Kinh, các loại món ăn chính và thực phẩm chế biến từ sữa cho người tin theo Đạo I-xlam, cũng như các đặc sản cho người tin theo Đạo I-xlam đến từ khắp các nơi Trung Quốc.

Ở siêu thị này, Duy Hoa gặp anh Đường Chiếm Hải, sinh viên dân tộc Đông Hương của trường Đại học Dân tộc Trung ương. Dân tộc Đông Hương là một trong 10 dân tộc thiểu số Trung Quốc tin theo Đạo I-xlam, có gần 400 nghìn dân, phần lớn đồng bào dân tộc Đông Hương cư trú ở huyện tự trị dân tộc Đông Hương ở tỉnh Cam Túc miền tây bắc Trung Quốc. Anh Hải đến từ đó. Là một Mu-xlim, anh Hải đã sống ở Bắc Kinh gần 7 năm. Khi nói cảm tưởng sống ở Bắc Kinh, anh Hải nói:

"Ở Bắc Kinh, mua thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam không khó mấy, ở rất nhiều khu vực tập trung cư trú của đồng bào dân tộc Hồi, có đủ các loại thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam. Hơn nữa, trên đường phố có rất nhiều quán ăn cho người tin theo Đạo I-xlam. Cho nên, ở Bắc Kinh ăn thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam không khó, vả lại chất lượng của thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam cũng được bảo đảm."

Để việc chế biến và tiêu thụ thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam được nền nếp hơn, các cơ quan hữu quan Trung Quốc đã bắt đầu khởi thảo "Điều lệ quản lý thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam". Trước đó, tính đến cuối năm 2004, 19 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc gồm thành phố Bắc Kinh và tỉnh Thiểm Tây v,v cũng như những thành phố lớn Trung Quốc đã ấn định những quy định hoặc điều lệ địa phương về quản lý thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam.

Quan chức Uỷ ban dân tộc nhà nước Trung Quốc, tham gia công tác khởi thảo "Điều lệ quản lý thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam", Bà Kim Xuân Tử cho biết, việc ấn định điều lệ mang tính toàn quốc này có ý nghĩa quan trọng. Bà nói:

"Ấn định 'Điều lệ quản lý thực phẩm cho người tin theo Đạo I-xlam' sẽ rất có lợi cho 10 dân tộc thiểu số Trung Quốc tin theo Đạo I-xlam được bảo đảm địa vị pháp luật, thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ văn hóa. Công tác này là công tác cấp thiết phải làm của các cơ quan phụ trách công tác dân tộc, và cũng phù hợp với xu thế lập pháp trên thế giới. Năm 2005, chúng tôi sẽ tăng cường nhịp độ lập pháp, để 'Điều lệ' này sớm được ban bố."