Đến đời Nhà Thanh <1644-1911>, kết dây đã được coi là một nghệ thuật, hình thức đa dạng lại tinh xảo, được sử dụng rộng rãi trong trang sức, các vật dụng lớn nhỏ trong đời sống như kiệu, dèm, móc màn...đều được trang trí kết dây để tổ điểm.
Những kết dây này không những đóng vai trò thực dụng hoặc trang trí mà còn có ngụ ý rõ ràng. Chẳng hạn như trên những chiếc móng màn trong phòng tân hôn có trang trí chiết Kết dài, ngụ ý đôi uyên ương mãi mãi bên nhau, không chia ly. Trên dây lưng ngọc có thêm chiếc "Kết như ý" được hiểu rằng vạn sự như ý, mọi sự hài lòng. Trên chiếc quạt có thêm "Kết cát tường" ngụ ý đại cát đại lợi, tốt lành.
Đồ trang sức được kết từ một sợi dây tại sao lại có nhiều ngụ ý như vậy? Thì ra trong Hán Ngữ chứ "Kết" trong kết dây là một chữ thể hiện sự hài hoà, chan chứa tình cảm, trong những cụm từ kết hợp, kết giao, kết suyên, đoàn kết, kết quả...chức "Kết" để lại cho mọi người cảm giá đẹp về đoàn viên, thân mật, ấm cúng. Hơn nữa trong phát âm tiếng Hán, chức "kết" gần giống chữ "Cát" có nội dung phong phú đa dạng, phúc, lộc, thọ, hỷ, tài, an, khang đều thuộc phạm trù "Cát". "Cát" là chủ đề thoe đuổi vĩnh hằng của dân tộc Hoa Hạ, bởi vậy đồ mỹ nghệ dân dan Kết dây này đã trở thành thể tải sự tinh túy của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc và được lưu truyền đến gày nay một cách rất tự nhiên.
Trên đây là nguồn gốc của nghệ thuật Kết dây Trung Quốc, do nó chứa đựng nội hàm văn hóa đặc thù và thuần túy của Dân tộc Trung Hoa nên đã trở thành một phù hiệu văn hóa đươc dân tộc Hoa Hạ cộng nhận và gọi là "Kết Trung Quốc" trong xã hội ngày nay. 1 2
|