Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-20 20:26:53    
Đằng sau của "cơn sốt" học Hán ngữ toàn cầu

Xin Hua
Cùng với nền kinh tế TQ phát triển vượt bậc, trên thế giới đã dấy lên "cơn sốt" học Hán ngữ. Ở Hàn Quốc, thập niên 70 của thế kỷ 20 dấy lên cơn sốt đi lưu học tại Mỹ, thập niên 80 đi lưu học tại Nhật, nhưng sau thập niên 90 lại dấy lên cơn sốt đi lưu học tại TQ. Theo thống kê, hiện nay có gần 50 nghìn học sinh Hàn Quốc đang theo học tại TQ, vượt quá số học sinh theo học tại Nhật, ngang với số lưu học sinh tại Mỹ.

Được biết những lưu học sinh tại TQ phần lớn là tự túc, họ coi đây là một sự đầu tư tức đầu tư cho tương lai của thị trường TQ.

Hiện nay có trên 100 nghìn học sinh nước ngoài đang theo học tại TQ. Một sinh viên Ô-xtrây-li-a nói, anh muốn tìm một việc làm ở Bắc Kinh, vừa làm vừa học Hán ngữ. Anh nói anh không mong trở thành một nhà Hán ngữ học hoặc giáo sư, nhưng mong trở thành một nhân viên quản lý cấp cao có thể làm việc bằng Hán ngữ.

Theo điều tra của Trường Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh, hồi đầu tổ chức cuộc thi về trình độ hán HSK, phần lớn những người tham gia thi đều là mong đến TQ học đại học. Nhưng hiện nay số người này chỉ chiếm khoảng 15% trong số thí sinh dự thi, có tới 35-40% là mong tìm việc làm.

Hán ngữ đang trở thành giấy thông hành ăn khách trong việc tìm việc làm. Số người tham gia cuộc thi HSK trong những năm gần đây tăng với tốc độ 45% năm.

Hiện nay chỉ riêng Trường Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh mỗi năm nhận hơn 7 nghìn sinh viên của hơn 130 nước và khu vực đến theo học. Trong đó đông nhất là sinh viên Nhật, Hàn Quốc và khu vực đông nam Á, sinh viên các nước Âu-Mỹ cũng tăng khá nhanh. Giáo sư Khúc Đức Lâm, hiệu trưởng Trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh nói, trước kia sinh viên nước ngoài đến TQ lưu học chủ yếu là học về văn hóa TQ, sau khi tốt nghiệp về nước trở thành những nhà Hán học. Nhưng hiện nay ngày càng có nhiều sinh viên theo học các chuyên ngành kinh tế, tài chính-tiền tệ, luật pháp...có trên một nửa sinh viên sau khi tốt nghiệp ở lại TQ làm việc.

Được biết, trong số hơn 150 sinh viên của 16 quốc gia tốt nghiệp năm 2004 tại trường đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh có rất nhiều người mong tìm việc làm tại TQ, còn một số mong về nước dạy Hán ngữ.

Các chuyên gia nêu rõ bất kể ngôn ngữ nào đều không thể duy trì thế mạnh bằng sức cuốn hút của ngôn ngữ đó, mà còn dựa vào mức độ mở cửa xã hội. Sức cuốn hút của Hán ngữ trên mức độ rất lớn là dựa vào sự phát triển kinh tế-xã hội của TQ.