Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-19 18:43:27    
Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Trung Quốc---Phần 1

cri

 

Cách đây ít hôm, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc tổ chức buổi biểu diễn hoà nhạc dân tộc thính phòng. Xin giới thiệu với các bạn mấy thứ nhạc cụ dân tộc Trung Quốc.

Đàn Tranh và đàn Tranh Cổ:

"Tơ trúc giang Nam" Trung Quốc thường được thể hiện bằng đàn dây tơ và sáo trúc. Nền văn hóa của hai nước Trung Việt có nhiều nét tương đồng, nhiều nhạc cụ dân tộc của hai nước cũng giống nhau, vị dụ như đàn Tranh của Trung Quốc và đàn Thập Lục của Việt Nam.

 

Chắc nhiều khán giả Việt Nam rất thích xem phim võ hiệp Trung Quốc, trên màn ảnh, chúng ta thường thấy cảnh một thiếu nữ mặc trang phục cổ đại ngồi trước đàn tranh, mười ngón nay gảy thoăn thoắt trên cung đàn trông rất duyên dáng dễ thương, gần đó có một võ sĩ đang múa gươm mạnh mẽ. Người Trung Quốc thường gọi loại đàn Tranh này là đàn cổ hoặc đàn Tranh cổ. Bất kể là đàn Cổ hay đàn Tranh, thì nó cũng là một loại nhạc cụ dân tộc cổ của Trung Quốc, nhưng số lượng cung đàn có chút khác nhau, lần lượt chia thành các đàn 13, 14, 15, 16 dây hoặc hơn nữa, hình dáng bên ngoài của chúng đều là hình chữ nhật dài. Bà Trương Huệ Quân, nhà diễn tậu đàn Tranh đã giới thiệu sự khác biệt giữa đàn Tranh và đàn cổ như sau:

"Về phương pháp gảy đàn, thì âm thanh đàn cổ thường toát ra từ các đầu ngón tay trái và phải, còn âm thanh đàn Tranh cổ chỉ thoát ra từ đầu các ngón tay phải, còn tay trái chẳng qua chỉ là gảy đệm mà thôi. Về kết cấu bên ngoài, phần lớn đàn Tranh cổ có 21 dây, đàn cổ chỉ có 7 dây. Về âm thanh, thì tiếng đàn Tranh cổ thánh thót và ngọt ngào hơn, hợp đệm cho ca và hát, còn tiếng đàn Cổ trầm, ấm và thương cảm." Tiếng đàn Cổ ấm và trầm hơn so với tiếng đàn Tranh Cổ . Tuy rất xa xưa, nhưng âm thanh của nó vẫn rất hay, rất nét. Khổng Tử từng ví đàn Cổ là "Dư âm ba ngày, vấn vương không dứt".

1  2