Olympia nằm ở vùng đồi núi cách A-ten, thủ đô Hy Lạp 300 km về phía tây nam, miền tây bán đảo Peloponnesos, phía bắc sông Alpheus. Bắt đầu từ thế kỷ 18, có nhiều đợt học giả không ngừng đến Olympia khảo sát và tìm kiếm di chỉ thế vận hội cổ đại.
Năm 1766, người Anh C.Chandeier lần đầu tiên đã phát hiện di chỉ đền thờ thần Zeus. Sau đó, qua thăm dò, khai quật hệ thống quy mô của nhiều nhà khảo cổ, nhà lịch sử các nước Đức, Pháp, Anh đối với di chỉ Olympia, đến năm 1881 đã thu được nhiều văn vật và sử liệu quý giá về thế vận hội cổ đại. Sau thế vận hội lần thứ 11 năm 1936, vì có một số tiền dư thừa, Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế quyết định dùng khoản tiền đó tiếp tục khai quật đối với di chỉ Olympia, phát hiện và phục hồi sân vận động.
Di chỉ có chiều dài chạy theo hướng đông tây dài khoảng 520 mét, rộng khoảng 400 mét, trung tâm là khu vực thần Arthemis, là nơi cúng tế thần Zeus, từ tư liệu khai quật cho thấy, khu vực này dài 200 mét, rộng 175 mét. Kiến trúc chính trong khu vực thần là đền thờ thần Zeus và thần Heraion, ngoài ra còn có thánh viện, kho báu, khách sạn và phòng làm việc hành chính. Đền thờ này dài khoảng 66 mét, rộng 30 mét, hai bên đông tây mỗi đầu có 6 cột, hai mặt nam bắc mỗi mặt có 13 cột, phần lớn là cột đá kiểu Dorian.
1 2
|