Nghe Online
Cùng với việc nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng , mức tiêu dùng của cư dân Trung Quốc cũng không ngừng nâng cao , nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu cũng ngày càng nhiều. Số liệu thống kê của Bộ thương mại Trung Quốc cho thấy , 11 tháng đầu năm 2004 , tổng kim ngạch nhập khẩu ngoại thương của Trung Quốc một lần nữa lập kỷ lục mới , vượt ngưỡng 500 tỷ đô la Mỹ, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước .
Bà Triệu Cẩn , nghiên cứu viên Viện nghiên cứu tài chính tiền tệ và kinh tế mậu dịch Viện khoa học xã hội Trung Quốc đã nghiên cứu mậu dịch và đầu tư quốc tế nhiều năm . Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên , bà Triệu Cẩn nêu rõ , có nhiều nhân tố thúc đẩy kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc năm 2004 tăng trưởng với tốc độ cao , bà nói :
"Ngoài nhu cầu tiêu dùng ra , nhu cầu đầu tư sôi nổi trong nước và ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc cũng thúc đẩy nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng rõ rệt . Mặt khác , chính sách mở cửa của Trung Quốc cũng thúc đẩy nhập khẩu tăng trưởng . Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới , Trung Quốc mở cửa hơn nữa toàn bộ môi trường mậu dịch , giảm thuế quan , từng bước xóa bỏ hàng rào phi thuế quan "
Bà Triệu Cẩn phân tích thêm , cùng với việc mức sống của cư dân Trung Quốc ̣được nâng cao , các loại hàng nhập khẩu , nhất là sản phẩn IT nhập khẩu bán rất chạy trên thị trường Trung Quốc , việc đầu tư tài sản cố định trong nước Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng cũng là động lực thúc đẩy nhập khẩu tăng trưởng với mức lớn . Các công ty xuyên quốc gia chủ yếu đầu tư vào những doanh nghiệp tập trung sức lao động . Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên vật liệu , thiết bị sản xuất và linh kiện then chốt từ các nước khác vào Trung Quốc gia công , sản phẩm ngoài một phần được tiêu thụ ở Trung Quốc ra , phần lớn đều xuất khẩu . Chuyên gia cho rằng , cùng với quy mô thu hút vốn nước ngoài của Trung Quốc ngày càng lớn , vai trò thúc đẩy nhập khẩu của vốn nước ngoài cũng ngày càng tăng lên .
Trong các loại hàng nhập khẩu vào Trung Quốc năm 2004 , sản phẩm cơ điện chiếm khoảng một nửa . Phó chủ tịch Phòng thương mại xuất nhập khẩu sản phẩm cơ điện Trung Quốc Diêu Văn Bình cho biết , trong mấy năm gần đây , nhập khẩu sản phẩm cơ điện luôn luôn giữ đà tăng trưởng nhanh chóng . Trong 10 tháng đầu năm 2004 , tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm cơ điện Trung Quốc đã vượt qua 270 tỷ đô la Mỹ , tăng 36% so với cùng kỳ năm 2003 . Bà Diêu Văn Bình cho biết , trong các loại hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc , sản phẩm cơ điện chiếm tỷ trọng lớn nhất , hiện nay , xuất khẩu và nhập khẩu hàng cơ điện đã đi vào vòng tuần hoàn lành tính . Bà cho biết :
" Nếu 5 năm trước , chúng tôi chỉ xuất khẩu sản phẩm cơ điện bình thường như công cụ , phụ tùng v v...thì hiện nay chúng tôi đã xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật toàn bộ và mũi nhọn . 50% phụ tùng của sản phẩm kỹ thuật tiên tiến được xuất khẩu có từ nhập khẩu . Xuất khẩu đã thúc đẩy nhập khẩu . Nhập khẩu và xuất khẩu thực hiện tác động qua lại , không có nhập khẩu , xuất khẩu không thể phát triển tới trình độ hiện nay ."
Bà Diêu Văn Bình cho biết thêm , nhập khẩu mang lại thiết bị và kỹ thuật tiên tiến mà Trung Quốc rất cần trong phát triển kinh tế , nhưng bị hạn chế về nhiều mặt , những sản phẩm mà Trung Quốc rất cần , hiện nay vẫn không thể nhập khẩu , bà cho biết :
"Những kỹ thuật tiên tiến nhất của EU vẫn chưa được phép nhập khẩu vào Trung Quốc , Điều khoản hạn chế xuất khẩu kỹ thuật cho Trung Quốc của Mỹ dài đến hơn 7000 trang , có nhiều hạn chế rất nghiêm khắc đối với TQ , những sản phẩm mà TQ muốn nhập khẩu không nhập vào được . "
Bà Diêu Văn Bình cho rằng , nhìn về lâu dài , cách làm hạn chế xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc của một số nước không có lợi cho sự phát triển của kinh tế thế giới . Hiện nay , Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu lớn thứ ba trên thế giới . Số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc cho thấy , số lượng nhập khẩu của Trung Quốc đã chiếm 1/5 của tổng lượng nhập khẩu của châu Á . Trong bản báo cáo đầu tư năm 2004 của Ủy ban phát triển mậu dịch Liên hợp quốc cho biết , Trung Quốc đã trở thành một trong hai động lực thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển hiện nay . Bà Triệu Cẩn của Viện nghiên cứu tài chính tiền tệ và kinh tế mậu dịch Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng , nhiều nước trên thế giới đã được lợi trong mậu dịch với Trung Quốc . Bà nói :
" Những cơ quan có thẩm quyền trên thế giới đã nhận định Trung Quốc trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thế giới , nhất là kinh tế Đông Á tăng trưởng , sự phục hồi của kinh tế Nhật về cơ bản cũng là nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc kéo theo kinh tế Nhật tăng trưởng . Kết quả nghiên cứu của người Nhật cũng công nhận điều này . Số liệu thống kê cho thấy , Tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc cho tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là 4% . Đây có nghĩa là nhập khẩu không những có lợi cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc , đồng thời cũng có lợi cho tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Á nói riêng và kinh tế thế giới nói chung . "
|