Nghe Online
Ở đường Thanh Niên—một phố thương nghiệp sầm uất của thành phố La-xa có mấy quán cà-phê. Buổi trưa hàng ngày, một cụ già người dân tộc Tạng luôn ngồi ở quán cà-phê, uống một tách cà-phê thơm ngát một cách ung dung, rồi mới về nhà. Cụ tên là Sha-câu-kang-cu I-xi-pan-đan.
Cụ Sha-câu-kang-cu I-xi-pan-đan vốn là cao tăng của Chùa Chai-bung—một chùa Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng ở Tây Tạng. Từ lúc 7 tuổi, cụ bắt đầu chăm chú học tập văn học Tây Tạng và giáo lý Phật giáo; 20 tuổi, cụ thi đỗ Học vị Ghê-xi của Phật giáo Tây Tạng. Cụ là một cao tăng bác học tài ba và có trình độ rất cao.
Khi cụ I-xi-pan-đan đang chuẩn bị tiếp tục học cho tinh thông và thi đỗ học vị cao hơn nữa, thì chùa cụ ở xẩy ra biến cố, làm cho cụ đành phải rời khỏi tổ quốc, lưu vong nước ngoài. Điều mà cụ chưa nghĩ tới là cụ xa cách tổ quốc suốt 35 năm.
Trong những năm tháng sống ở nước ngoài, ban đầu cụ I-xi-pan-đan sống cuộc sống nay đây mai đó. Sau đó cụ định cư ở Thuỵ Sĩ--một nước ở miền trung châu Âu, như vậy, cụ mới bắt đầu cuộc sống tương đối yên ổn. Cụ nhớ lại, lúc mới đến Thuỵ Sĩ, trời đang mưa trận tuyết lớn, đâu đâu cũng trắng xóa một màu. Núi tuyết trắng toát và không khí rét buốt khiến cụ nghĩ tới muà đông đẹp đẽ ở Tây Tạng, và thấy tình cảm nhớ quê hương nổi lên. Cụ nói:
"Mặc dù Thuỵ Sĩ có phong cảnh rất đẹp, nhưng xét đến cùng không phải là quê hương của tôi. Ở đó có ngôn ngữ khác nhau, thói quen khác nhau, là một đất nước hoàn toàn khác hẳn. Tôi cảm thấy muà đông ở đó rất dài, hình như không có lúc nào không mưa tuyết. Khi đó tôi nhớ quê hương hơn."
Cụ I-xi-pan-đan sống ở Thuỵ Sĩ 28 năm. Ở đó, Cụ lấy vợ có con, bận rộn vì cuộc sống. Lúc đó, cụ là một hộ lý bệnh nhân cao tuổi ở một bệnh viện, hàng ngày trò chuyện với bệnh nhân và chăm sóc bệnh nhân.
Vì từ nhỏ cụ đã học Phật học, và có lòng tốt, nên cụ rất thích làm việc ở bệnh viện, và kết nhiều bạn ở đó. Tuy cuộc sống ở nước ngoài yên ổn, nhưng cụ I-xi-pan-đan luôn luôn nhớ về Tây Tạng. Cụ nói, mỗi một đồng bào dân tộc Tạng đều thông qua các phương tiện thông tin như đài phát thanh và tạp trí v,v để tìm hiểu tình hình thay đổi của Tây Tạng, mong tìm được cơ hội quay về quê hương. Trong những người xa quê hương, một chủ đề không bao giờ không đề cập đến là trở về quê hương.
Cụ I-xi-pan-đan cũng mong sớm được quay về quê hương và đoàn tụ với người thân. Năm 1993, vợ cụ đột ngột mắc bệnh nặng, để vợ mình được cứu chữa và thực hiện ước mơ quay về quê hương của vợ, năm 1994, cụ I-xi-pan-đan kết thúc cuộc sống ở đất khách, cùng vợ quay về La-xa. Cụ nói, lúc đó quay về quê hương có thể nói là đã thực hiện nguyện vọng cuối cùng của vợ. Cụ nói:
"Sau khi quay về, vợ mình được bác sĩ Tạng Y chữa bệnh, và trở lại sức khỏe rất nhanh, vợ mình có thể cười, ăn uống bình thường, lấy lại sức nghe nhìn và tư duy bình thường, nên vợ mình rất vui. Nhưng năm 2001, vợ mình qua đời bởi bị sốt cao do bệnh cảm gây nên. Vợ mình được quay về quê hương, rất là vui vẻ và yên tâm, và qua đời trong niềm yên tĩnh."
Nhìn thấy sự thay đổi to lớn của Tây Tạng, Cụ I-xi-pan-đan quyết định định cư ở Tây Tạng. Tính đến nay, Cụ đã sống 10 năm ở cao nguyên đồng tuyết này.
Ngày thường, cụ luôn đến các nơi ở Tây Tạng để đích thân cảm thấy sự thay đổi long trời lở đất của Tây Tạng trong mấy chục năm qua. Mỗi khi đến một nơi, cụ luôn nhìn thấy các ngôi nhà gọn ghẽ đứng sừng sững, con đường rải nhựa đen bằng phẳng, cụ cảm thấy cuộc sống hiện nay rất hạnh phúc.
Ngoài du ngoạn ở khắp các nơi Tây Tạng ra, việc tham gia cuộc họp của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân cũng là một nội dung quan trọng trong cuộc sống của cụ I-xi-pan-đan sau khi về nước. Năm 1998, cụ được bầu làm ủy viên Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân. Cụ rất coi trọng danh dự này, tích cực nêu ra kiến nghị và trình đề án. Điều khiến cụ thấy phấn khởi là, đề án do cụ trình lên đều có trả lời, do vậy, cụ cảm thấy mình còn có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng quê hương.
Vì kinh tế-xã hội Tây Tạng phát tranh nhanh chóng, mức sống nhân dân không ngừng được nâng cao và môi trường xã hội ngày càng tốt hơn, nên ngày càng nhiều đồng bào dân tộc Tạng muốn quay về quê hương. Con số thống kê của Cục thống kê La-xa cho thấy, chỉ riêng năm 2004, có xấp xỉ 400 đồng bào dân tộc Tạng sống ở hải ngoại về quê thăm gia đình, du lịch hoặc làm buôn bán. Ông Ni-ma Oan-guai, chủ tịch Mặt trận thống nhất của thành phố La-xa giới thiệu rằng:
"Các cấp cơ quan của chính quyền Tây Tạng hết sức coi trọng cuộc sống của đồng bào dân tộc Tạng về nước. Sau khi họ quay về La-xa, chúng tôi giúp họ giải quyết khó khăn thực tế. Chính quyền còn giúp họ ăn tết và tổ chức đám cưới hoặc đám tang. Mỗi khi đến ngày nghỉ, chúng tôi còn đến thăm từng gia đinh để tỏ lòng quan tâm của đảng và chính phủ. Đồng thời, chúng tôi còn coi trọng quyền lợi chính trị của họ, hiện nay đã có 9 người dân tộc Tạng về nước đã làm việc tại các cấp Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân."
Những đồng bào dân tộc Tạng về nước này đang hưởng cuộc sống yên tĩnh. Như cụ I-xi-pan-đan, họ coi trọng mỗi một ngày sau khi về nhà.
Buổi sáng sớm hàng ngày, cụ I-xi-pan-đan đều ra ngoài hành hương khoảng 10 tiếng đồng hồ. Cụ không nỡ dừng lại, cụ muốn vừa đi vừa xem, dùng con mắt mình ghi nhớ sự thay đổi hàng ngày của La-xa. Như cụ đã nói, trong 10 năm nay từ khi cụ về nước, Tây Tạng không có giờ phút nào không có sự thay đổi, cụ nhìn thấy và nhớ trong lòng.
|