Các vận động viên điền kinh Mỹ đến từ các trường Đại học và hiệp hội thể thao khác nhau, không có sự chỉ huy thống nhất, mạnh ai người ấy làm. Có những hiệp hội không nhòm ngó đến việc thi đấu trong ngày chủ nhật mà để mặc cho vận động viên tự quyết định. Có hiệp hội thì quản lý nghiêm ngặt, không cho phép tham gia thi đấu. Bởi vậy trong nội bộ đội điền kinh Mỹ có sự trục trặc.
Chẳng hạn như trong môn nhảy xa, hai vận động viên cạnh tranh chủ yếu trong đoàn Mỹ là đến từ hai trường đại học. Vận động viên Plin-xtơn dẫn đầu với thành tích 7,175 mét trong ngày đầu thi đấu. Nhưng ngày thứ 2 thì Trường đại học của anh qui định không cho phép thi đấu, còn trường đại học của vận động viên Cơ-lun-dơ-lai thì lại không qui định như vậy. Nên kết quả Cơ-lun-dơ-lai đoạt chức vô địch nội dụng này với thành tích 7,185 mét. Trong khi đó vận động viên Plin-xtơn không phục và nêu ra hai người thi đấu tay đôi quyết một phen sống mái nhưng bị Cơ-lun-dơ-lai từ chối.
Đội điền kinh Mỹ dẫn đầu tại thế vận hội khóa trước lại giành được 17 trong số 24 bộ huy chương vàng tại thế vận hội lần này, xây dựng lên hình ảnh nước lớn về điền kinh. Cơ-lun-dơ-lai ngoài đoạt chức vô địch nội dung nhày xa ra còn đoạt 3 chức vô địch ở các nội dung chạy 60 mét, 110 mét vượt rào và 200 mét vượt rào, trở thành vận động viên đầu tiên đoạt 4 huy chương vàng tại thế vận hội, và cũng là vận động viên đoạt huy chương vàng nhiều nhất tại thế vận hội lần này.
1 2
|