Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-12 18:02:39    
Dân tộc Ta-hua

Xin Hua

Dân tộc Ta-hua chủ yếu tập trung cư trú ở Khu tự trị Nội Mông và tỉnh Hắc Long Giang, một số ít đồng bào cư trú ở huyện Tháp Thành Khu tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương.

Từ "Ta-hua" có ý nghĩa là "người mở mang". Tổ tiên của dân tộc Ta-hua là dân tộc Khi-tan—một dân tộc thời cổ ở Trung Quốc. Giữa thế kỷ 17, dân tộc này đã bắn đạn súng đầu tiên trong cuộc chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của nước Nga Sa hoàng để bảo vệ sự thống nhất của đất nước. Sau nửa thế kỷ chiến đấu đẫm máu, dân tộc Ta-hua rời khỏi đất tổ--khu vực bờ bắc sông Hắc Long Giang, và di chuyển sang khu vực núi Đại Hưng An, lưu vực sông Nộn Giang. Tính đến năm 1990, dân tộc Ta-hua có 121 nghìn 400 dân.

Dân tộc Ta-hua có ngôn ngữ của mình, nhưng không có chữ viết; chịu ảnh hưởng của nền văn hóa dân tộc Mãn nhà Thanh, dân tộc Ta-hua thông dụng chữ dân tộc Mãn. Sau cách mạng Tân Hợi, đồng bào dân tộc Ta-hua phần lớn dùng chữ Hán, một số người viết cả chữ dân tộc Mông Cổ, chữ dân tộc Uây-ua và chữ dân tộc Ca-dắc. Dân tộc Ta-hua tin theo Đạo Mãn Giáo, một số ít người tin theo Đạo Lạt-ma.

Dân tộc Ta-hua chủ yếu làm nghề săn bắn và nông nghiệp, ngoài ra, còn có nghề đánh cá khá phát triển.

Ca múa và thể dục thể thao là hoạt động đồng bào dân tộc Ta-hua yêu thích. Mấy năm gần đây, môn bóng gậy cong truyền thống của dân tộc Ta-hua phát triển nhanh chóng. Ngày lễ chủ yếu của dân tộc Ta-hua là Tết Nguyên Đán.

Lễ nghi chủ yếu của dân tộc Ta-hua có: lễ nghi truyền thống tốt đẹp tôn trọng người già, giúp đỡ nhau và hiếu khách. Gặp người già trên đường hay trong nhà, thanh niên đều phải nhường đường; con cái về nhà chào bố mẹ ông bà; có thức ăn ngon hoặc thức ăn ông bà bố mẹ thích, phải mời hoặc để phần cho họ. Khi khách đến thăm, chủ nhà mời hút thuốc, uống rượu và thức ăn chế biến từ sữa, chiêu đãi nhiệt tình. Nếu có khách quý đến thăm, chủ nhà làm món chân giò và món thịt bốc tay để tiếp đón nhiệt tình.

Năm 1952, xã tự trị dân tộc Ta-hua đầu tiên được thành lập; ngày 15 tháng 8 năm 1958, huyện tự trị dân tộc Ta-hua Mô-li-đa-oa thuộc Khu tự trị Nội Mông được thành lập.

Thói quen ăn uống ngày thường:

Đồng bào dân tộc Ta-hua lấy lương thực làm thức ăn chính, và chủ yếu ăn kê và mì Kiều Mạch. Đồng bào dân tộc Ta-hua lấy kiều mạch, yến mạch và đại mạch hấp rồi xay ra để nấu cơm và cháo. Khi ăn, cho thêm sữa bò tươi hoặc sữa bò chua hoặc canh thịt thỏ rừng, hươu và chim.

Dân tộc Ta-hua có các loại đồ uống như sữa bò tươi, sữa bò chua, rượu sữa và chè kê pha sữa. Chè kê pha sữa được chế biến như sau: rang một ít hạt kê cho đến khi hơi bị cháy, rồi cho sữa bò và nước vào nấu thành chè.

Ngày tết, lễ nghi và thói quen ăn uống trong thờ cúng:

Dân tộc Ta-hua gọi Tết Nguyên Đán là "A-ni-ê", và cũng coi Tết Nguyên Đán là ngày tết quan trọng nhất trong một năm. Trước khi ăn tết, mỗi gia đình chuẩn bị đầy đủ, mổ lợn, làm bánh mật. Hôm 30 tết, đồng bào dân tộc Ta-hua lấy các thứ tạp nham chất thành đống, đến tối châm lửa. Người già vứt từng miếng thịt lớn và bánh xếp vào đống lửa để chúc mừng đồng bào và gia súc đều khoẻ mạnh. Đồng bào dân tộc Ta-hua ăn tết cho đến ngày 16 tháng giêng. Ngày 16 tháng giêng là "Ngày tro đen". Vào ngày tro đen, đồng bào, nhất là thanh niên phải thoa tro đen vào mặt nhau, họ cho rằng, thoa càng đen tượng trưng cho năm mới càng tốt lành. Sau khi thanh niên nam nữ đính hôn, nhà trai phải tặng ngựa, bò, dê và rượu, được gọi là "đại lễ". Vào ngày nhà trai trao lễ, cô dâu phải lánh mặt chú rể. Trước khi tổ chức đám cưới một tháng, nhà trai còn phải trao lễ nhỏ một lần nữa, lễ chủ yếu gồm quần áo và đồ dùng. Lúc đó đôi vợ chồng chưa cưới mới được gặp nhau.

Đồng bào dân tộc Ta-hua có truyền thống tôn trọng người già, giúp đỡ nhau và hiếu khách. Nhà nào mổ lợn mổ bò, đều phải chọn miếng thịt ngon biếu láng giềng và người thân; khi săn bắn và đánh cá trở về, gặp người quen hay không quen trên đường, đồng bào dân tộc Ta-hua đều để họ lấy một suất. Có khách đến thăm, dù cuộc sống bần cùng đến đâu, chủ nhà cũng sẵn sàng tìm cách chiêu đãi.