Tại hội nghị thể thao Quốc tế Pa-ri năm 1894, ông Cô-bai-tan từng kiến nghị thế vận hội lần thứ nhất năm 1900 tổ chức tại Pa-ri cùng với Hội chợ Thế giới, để qua đó mở rộng sự ảnh hưởng của thế vận hội ô-lim-pích. Nhưng kiến nghị này của ông Cô-bai-tan đã bị phủ quyết.Thế nhưng các đại biểu dự hội nghị xem xét tới đóng góp của ông Cô-bai-tan trong viện khơi dậy phong trào Ô-lim-pích, tôn trọng ý trưởng của ông về tổ chức thế vận hội năm 1900 cùng với Hội chợ thế giới nên đồng ý thế vận hội ô-lim-pích lần thứ 2 tổ chức tại Pa-ri.
Thế nhưng sau thắng lợi của thế vận hội A-ten, người Hy Lạp thể hiện lên lòng nhiệt tình đối với thế vận hội, và muốn bác bỏ nghị quyết về thế vận hội lần thứ 2 tổ chức tại Pa-ri. Một số nhân sĩ có ảnh hưởng của Hy Lạp cho rằng thế vận hội là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc Hy Lạp, nên chỉ có thể tổ chức tại Hy Lạp, A-ten nên trở thành địa chỉ cố định của thế vận hội. Nếu chuyển tới nước khác tổ chức sẽ là sự cướp đoạt đối với nền văn hóa Hy Lạp vĩ đại và sán lạn. Tại lễ bế mạc thế vận hội lần thứ nhất, quốc vương Hy Lạp Gioóc-giơ đệ nhất đích thân đứng ra yêu cầu lấy A-ten làm địa chỉ vĩnh cửu của thế vận hội.
Ông Cô-bai-tan giữ chức chủ tịch Ủy ban ô-lim-pích quốc tế thay ông Uy-ca-lát lúc đó đã kiên quyết không nhượng bộ trong vấn đề này. Ông nói, phong trào ô-lim-pích là của Hy Lạp đồng thời cũng là của toàn thế giới. Ông cho rằng thế vận hội cần phải tổ chức tại các nước khác nhau mới khiến nó có tính quốc tế và tràn đầy sức sống. Hy Lạp cuối cùng bị thuyết phục và Pa-ri giành được quyền đăng cai thế vận hội.
1 2
|