Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-06 17:24:23    
Thành chúa, Lăng chúa và Mộ Quý tộc Cao Câu Lệ

cri
Tại Hội nghị Hội đồng Di sản Thế giới lần thứ 28 Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục LHQ, Thành chúa, Lăng chúa và Mộ Quý tộc Cao Câu Lệ được đưa vào "Danh mục Di sản Thế giới".

"Cao Câu Lệ" là một dân tộc thời cổ sinh sống tại vùng Đông Bắc TQ từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 trước công nguyên, là một chi nhánh của người Phu Xa. Năm 37 trước công nguyên, tại huyện Cao Câu Lệ quận Huyền Thỏ thời Tây Hán TQ lúc đó (nằm trên địa bàn huyện Tân Tân tỉnh Liêu Ninh ngày nay), Chu Mông – người Phu Xa thành lập Nhà nước tên là Cao Câu Lệ. Sau đó chuyển kinh đô đến thành Quốc Nội, năm 427 lại chuyển đến Bình Nhưỡng.

Trong thời thịnh vượng, phạm vi thế lực của Cao Câu Lệ gồm miền đông tỉnh Cát Lâm, miền đông bắc tỉnh Liêu Ninh TQ và miền bắc Bán đảo Triều Tiên. Năm 668, Cao Câu Lệ bị Liên quân Triều đình nhà Đường và Tân La trên Bán đảo Triều Tiên tiêu diệt, đã tiếp diễn 705 năm trên lịch sử. Hoạt động của Cao Câu Lệ chủ yếu triển khai trong phạm vi cai quản của Vương triều Trung Nguyên, cùng các triều đình TQ duy trì quan hệ lệ thuộc, là chính quyền địa phương dưới sự chế ước và cai quản của Vương triều Trung Nguyên, bị ảnh hưởng rất lớn của Vương triều Trung Nguyên về chính trị, văn hóa v.v..

Nền kinh tế của Cao Câu Lệ chủ yếu là nông nghiệp, còn nghề cá và săn bắt. Cao Câu Lệ sử dụng chữ Hán. Sơn thành kiên cố, Lăng mộ hùng vĩ và bích họa trong Mộ cổ rực rỡ của Cao Câu Lê là một phần quan trọng trong nền văn minh thời cổ của TQ.

Thành chúa, Lăng chúa và Mộ Qúy tộc Cao Câu Lệ được đưa vào danh mục Di sản Thế giới lần này chủ yếu gồm Sơn thành Ngũ Nữ Sơn, Thành Quốc Nội, Sơn thành Hoàn Đô, 12 Lăng chúa, 26 Mộ Quý tộc, bia Chúa Hảo Thái và Mộ Tướng quân số 1, đều nằm trong thành phố Tập An tỉnh Cát Lâm và huyện Hoàn Nhân tỉnh Liêu Ninh.

Thành chúa Cao Câu Lệ là Đô thành gồm Thành Bình Nguyên và Sơn thành, kể cả Thành Quốc Nội và Sơn thành Hoàn Đô. Đây là Đô thành tiền kỳ và trung kỳ của Cao Câu Lệ, cũng là Đô thành được sử dụng liên tục trong thời gian dài nhất của chính quyền Cao Câu Lệ.

Thành Quốc Nội và Sơn thành Hoàn Đô lần lượt nằm trên đồng bằng và dẫy núi gần đó, hình thành cặp "Đô thành Phụ họa" của Cao Câu Lệ. Chúa Cao Câu Lệ thường ngày sống trong Thành Bình Nguyên, một khi nguy ngập liền rút về Sơn thành miền núi.

Trong các Lăng chúa của Cao Câu Lệ, Lăng "Chúa Hảo Thái" – chúa đời thứ 19 của Cao Câu Lệ lộng lẫy nhất. Đây là Lăng thất bằng đá quy mô. Bên cạnh Lăng mộ có dựng một tấm bia đá lớn, đây là tấm bia của Chúa Hảo Thái được gọi là "Đệ Nhất Bia Phương Đông". Tấm bia Chúa Hảo Thái xây năm 414, đến nay đã có 1590 năm lịch sử. Được chạm trổ từ một tảng đá hoàn chỉnh. Cao 6,39 mét, nặng khoảng 37 tấn, thân bia hình trụ vuông. 4 mặt bia đều có khắc chữ, thuộc hình Lệ chữ Hán tổng cộng 1775 chữ. Qua ăn mòn của hàng nghìn năm, thân bia bị hư hỏng ở mức độ nhất định, hiện nay có khoảng 1600 chữ Hán còn nhận ra được, các văn tự này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu chính trị, quân sự, văn hóa, chế độ và truyền thống của Cao Câu Lệ.

Hội đồng Di sản Thế giới có đánh giá: là Đô thành và ngôi mộ xây vào thời kỳ đầu lịch sử, dự án Cao Câu Lệ đã phản ánh sự ảnh hưởng của dân tộc Hán đối với nền văn hóa của các dân tốc khác, cũng thể hiện nền văn minh Cao Câu Lệ đã diệt vong, đồng thời còn phô diễn sự kết hợp hoàn mỹ của nhân tạo và thiên tạo .