Bóng đá có nguồn gốc lâu đời. Theo truyền thuyết, người Hy Lạp và người Lã Mã đã có một trò chơi gọi là bóng đá trong thời trung cổ. Học đặt quả bóng ở giữa vạch trắng trên một sân hình chữ nhật, dùng chân đá bóng sang sân đối phương, lúc đó gọi trò chơi này là "Ha-bát-tôm".
Bóng đá hiện đại được bặt nguồn từ Trường Đại học Cam-bơ-rít-giơ Anh, nhưng qui tắc thi đấu thì vô kể, mãi tới năm 1848 mới có qui tắc Cam-bơ-rít-giơ về bóng đá đầu tiên. Nhưng có nhiều tài liệu cho thấy, bóng đá thời cổ TQ xuất hiện sớm hơn châu Âu, có lịch sử càng lầu đời hơn. Trong thời cổ TQ gọi bóng đá là "Xúc Cúc" hoặt "Thúc cúc". Xúc và Thúc đều có nghĩa là đá, còn Cúc tức là bóng. Từ Xúc Cúc được ghi lại sớm nhất trong "Sử ký. Tô Tần liệt truyện", trong các sách đời nhà Hán và nhà Đường đều có ghi lại. Đến thời Đường Tống, Xúc Cúc rất thịnh hành, trở thành hoạt động cao nhã trong cung đình. Tháng 7-1958, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá quốc tế lúc đó từng đến TQ và bày tỏ rằng: bóng đá bắt nguồn từ TQ. Tất nhiên do sự hạn chế của xã hội phong kiến, hoạt động Xúc Cúc trong thời cổ TQ không thể phát triển thành phong trào bóng đá hiện đại lấy cạnh tranh công bằng làm nguyên tắc.
Ngày 26-10-1863, người Anh thành lập Liên đoàn bóng đá đầu tiên trên thế giới gọi là Liên đoàn bóng đá In-gơ-len. Ngoài tuyên bố chính thức thành lập Liên đoàn bóng đá In-gơ-len ra còn xây dựng và thông qua qui tắc thi đấu bóng đá khá thống nhất đầu tiên trên thế giới, và được ghi lại bằng văn tự, sau không ngừng bổ sung sửa đổi, dần dần hoàn thiện. Sự ra đời của Liên đoàn bóng đá Anh đánh dấu sự phá triển của bóng đã bước vào một giai đoạn mới hoàn toàn, mọi người công nhận ngày 26-10-1863 thành lập liên đoàn bóng đá In-gơ-len là ngày ra đời của môn bóng đá hiện đại. Năm 1872 Anh và Xcốt-len tổ chức cuộc thi chính thức giữa các liên đoàn bóng đầu tiên trong lịch sử môn bóng đá hiện đại. Năm 1890, Anh tổ chức cho hàng chục nghìn người xem giải bóng đá nữ, năm 1894 thành lập câu lạc bộ bóng đá nữ.
Năm 1904 Liên đoàn bóng đá thế giới thành lập, từ đó bóng đá ngày càng phát triển rộng khắp trên thế giới. Sân bóng đá tiêu chuẩn dài 90-120m, rộng 45-90m, chia làm hai phần, trung tâm sân có một vòng tròn bán kính 9,15m. Mỗi đội 11 cầu thủ, trong đó có một thủ môn. Thi đấu trong 90 phút, chia làm hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút. Giữa hai hiệp giải lao 15 phúc, đội nào đưa bóng vào khung thành đối phương nhiều sẽ thắng. Năm 1900 bóng đá trở thành môn thi đấu chính thức tại Thế vận hội, nhưng Ủy ban ô-lim-pích quốc tế không cho phép các cầu thủ nhà nghề tham gia, bởi vậy trình độ thi đấu môn bóng đá tại thế vận hội không cao, ảnh hưởng cũng không lớn. Bóng đá nữ mãi tới năm 1996 mơi đưa vào thi đấu tại thế vận hội, nhưng đã rất thu hũt người xem.
Tham gia thi đấu tại thế vận hội thương là có 16 đội bóng, mỗi đội 18 vận động viên; có 8 đội nữ, mỗi đội 16 cầu thủ. Cầu thủ nam phải dưới 23 tuổi, nhưng cho phép mỗi đội có 3 cầu thủ vượt quá độ tuổi này.
|