Nghe Online
Theo tin Đài chúng tôi: Vụ động đất và sóng thần Ấn Độ Dương cuối năm 2004 đã làm chấn động cộng đồng quốc tế. Tính đến ngày 5, vụ thảm hoạ này đã làm gần 150 nghìn người chết, thiệt hại tài sản khoảng hơn 14 tỉ đô la Mỹ, nước bị thảm hoạ đứng trước nhiệm vụ cứu trợ và tái thiết nặng nề. Sau khi xảy ra thảm hoạ, cộng đồng quốc tế đã biểu hiện ra tinh thần nhân đạo cao, tới tấp dành sự viện trợ, cùng nhân dân và các nước bị thảm hoạ trải qua khó khăn. Nhưng dư luận nêu rõ, cùng với việc hành động cứu trợ được triển khai hơn nữa, điều quan trọng là các nước hữu quan phải thực hiện cam kết, đưa sự viện trợ đến tận tay người dân bị nạn.
Hiện nay viện trợ của cộng đồng quốc tế đối với các nước bị thiên tai cơ bản chia làm bốn loại. Loại thứ nhất là viện trợ tiền. Ngày 5, phó tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách công việc cứu trợ nhân đạo Ê-gơ-lan nói, số tiền quyên góp mà cộng đồng quốc tế cam kết với nước bị thiên tai đã lên tới gần 4 tỉ đô la Mỹ, đã vượt quá tổng số tiền viện trợ nhân đạo mà Liên hợp quốc nhận được trong năm 2004. Loại thứ hai là viện trợ nhân lực. Sau khi xảy ra thiên tai, nhiều nước trong đó có TQ đã cử đội cứu trợ y tế luôn đêm đến vùng bị thiên tai, tiến hành các công việc gian khổ như giám định thi hài, chữa trị người bị thương, phát vật cứu tế v,v trong môi trường xấu. Loại thứ ba là giảm gánh nợ. Ngày 4, Anh kiến nghị nhóm 8 nước nới lỏng thời hạn trả nợ của các nước bị thiên tai sóng thần Ấn Độ Dương, thậm chí miễn giảm một số nợ nần, để giảm nhẹ gánh nặng cho những nước này cứu trợ thiên tai và tái thiết vùng bị nạn. Mỹ, I-ta-li-a, Tây Ban Nha v,v đã bày tỏ ủng hộ việc này. Loại thứ tư là giúp xây dựng hệ thống cảnh báo hữu quan, Chuyên gia hữu quan nhất trí cho rằng, nếu Ấn Độ Dương có hệ thống cảnh báo sóng thần, thì số người bị chết trong thảm hoạ này sẽ giảm xuống rất nhiều. Vì vậy, ngày 5, tổng thư ký Tổ chức khí tượng thế giới Mi-sen Giắc-râu tuyên bố, Tổ chức này đang suy xét việc xây dựng một hệ thống cảnh báo sóng thần tại Ấn Độ Dương.
Trong khi đó, trong khung Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế đã tăng cường phối hợp hành động cứu trợ. Ngày 6, nhà lãnh đạo của hơn 20 nước và đại diện tổ chức quốc tế đã tổ chức hội nghị đặc biệt tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xi-a, thảo luận vấn đề đối phó với vấn đề thảm hoạ sóng thần; ngày 11, Liên hợp quốc sẽ triệu tập hội nghị quyên trợ quốc tế cấp bộ trưởng, thảo luận vấn đề viện trợ tái thiết cho các nước bị thiên tai sóng thần; ngày 18 đến 22, Liên hợp quốc sẽ triệu tập hội nghị giảm thiểu thiên tai thế giới tại Kô-bê Nhật, trọng điểm thảo luận vấn đề xây dựng cơ chế cảnh báo thiên tai toàn cầu.
Trong khi đó, dư luận quốc tế nhấn mạnh, hiện nay điều quan trọng là, cộng đồng quốc tế liệu có thể đưa vật tư viện trợ đến tay những người cần thiết nhất hay không, số tiền cam kết quyên trợ không thể chỉ dừng ở lời nói mà cần phải đưa ra hành động. Vì vậy, ngày 3, tổng thư ký Liên hợp quốc An-nan nói, mong những nước và cơ quan quốc tế đã đưa ra cam kết quyên trợ đối với các nước bị thảm hoạ sóng thần có thể giữ lời cam kết, kịp thời cung cấp tiền cho hoạt động cứu trợ và tái thiết vùng bị nạn. Tổng thư ký An-nan nói, trong hành động cứu trợ nhân đạo Liên hợp quốc trước đây, tình hình nước quyên trợ nuốt lời đôi lúc có xảy ra. Ví dụ trận động đất xảy ra tại I-ran năm 2003, cộng đồng quốc tế cam kết viện trợ khoảng 1 tỉ đô la, nhưng đến nay chỉ thực hiện được 17 triệu đô la, khiến hàng chục nghìn nạn dân vùng động đất hiện nay vẫn phải ở trong nơi lánh nạn tạm thời.
Điều đáng nhắc là, lần này các nước bị thiên tai cơ bản đều là nước đang phát triển, bởi vậy, các nước phát triển nên dành sự ủng hộ về tiền vốn, kỹ thuật, nhân lực v,v cho các nước đang phát triển trong đó có các nước bị thiên tai, khiến họ có cơ hội phát triển kinh tế và có năng lực hoàn thiện việc xây dựng về mặt cảnh báo thiên tai, để mưu cầu sự cùng nhau phát triển và phồn thịnh.
|