Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-04 17:10:54    
Bốn bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng TQ

cri
Văn hoá TQ trước thế kỷ 14, chủ yếu là sáng tác thi ca, tản văn cùng tiểu thuyết ngắn. Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 14, tiểu thuyết dài mới bắt đầu lần lượt ra đời. Bốn bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng TQ lần lượt là Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thuỷ Hử, Tây Du Ký và Hồng Lâu Mộng .

Trước hết, trước hết giới thiệu Tam Quốc Diễn Nghĩa, đây là bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của TQ, cũng là tiểu thuyết lịch sử dài có tính tiêu biểu nhất của TQ. Tác giả La Quán Trung, đại khái sống trong khoảng thời gian từ năm 1330 đến năm 1400.

Tam Quốc Diễn Nghĩa lấy đề tài lịch sử TQ từ năm 184 đến năm 280 sau công nguyên. Lúc đó TQ có ba nước Nguỵ, Thục, Ngô cùng tồn tại hình thành thế kiềng ba chân, để giành sự thống nhất đất nước, giữa ba nước không ngừng xảy ra các cuộc đấu tranh quân sự. Trên cơ sở truyền thuyết dân gian và sáng tác của các nghệ nhân dân gian, tác giả đã vận dụng tài liệu chính sử, miêu tả trình bày một cách sinh động các sự kiện quân sự, chính trị, ngoại giao rối ren giữa ba nước. Là một bộ tiểu thuyết chuyên miêu tả cuộc đấu tranh quân sự, điều thu hút độc giả nhất của Tam Quốc Diễn Nghĩa là trí tuệ quân sự thể hiện trong tiểu thuyết. Tiểu thuyết đã xây dựng thành công hình ảnh nhiều nhân vật như Hoàng đế nước Nguỵ Tào Tháo, Hoàng đế nước Ngô Tôn Quyền, quân sư nước Thục Gia Cát Lượng v.v.

Bây giờ giới thiệu với các bạn về Thuỷ Hử. Đây là một bộ tiểu thuyết dài miêu tả cuộc khởi nghĩa nông dân, tiểu thuyết ra đời vào cuối thế kỷ 14. Nhân vật chính của tiểu thuyết là 108 đầu lĩnh quân khởi nghĩa đứng đầu là Tống Giang. Họ có người vì nguyên nhân chính trị, có người vì nguyên nhân kinh tế, hoặc chỉ vì nghĩa khí, đã tụ họp lại với nhau tại một nơi gọi là "Lương Sơn", cướp giàu giúp nghèo, phản đối sự thống trị hà khắc của chính quyền. Bởi vậy quân khởi nghĩa được gọi là "Hảo hán Lương Sơn". Trước khi tiểu thuyết ra đời, truyện Lương Sơn đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian, hý kịch tương quan cũng rất nhiều. Sau này do Thi Nại Am gia công chỉnh lý, tái sáng tác trở thành bộ tiểu thuyết dài. Tiểu thuyết đã thể hiện được nền chính trị văn hoá, phong tục tầm thường, cảnh quan xã hội đời nhà Tống TQ thế kỷ 10 đến 13, về mặt xây dựng nhân vật cũng thu được thành tựu tương đối khá.

Là một trong bốn bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng TQ, Tây Du Ký chiếm vị trí độc đáo trong lịch sử văn học TQ. Với cốt truyện là quá trình hoà thượng Huyền Trang đời nhà Đường TQ thế kỷ thứ 9 đi Ấn Độ lấy kinh, qua chỉnh lý, cấu tứ, tác giả Ngô Thừa Ân cuối cùng đã viết xong bộ tiểu thuyết này trên cơ sở truyền thuyết dân gian. Đây là bộ tiểu thuyết thần thoại dài đầu tiên của TQ. Tiểu thuyết mượn chuyện thầy trò Đường Tăng phải trải qua 81 nạn trên đường đi lấy kinh, triết xạ ra nhiều tình hình xã hội hiện thực trong nhân gian. Về xây dựng nhân vật, tiểu thuyết áp dụng phương pháp xây dựng nhất thể giữa người trần, thần thánh và thú vật, sáng tạo ra các hình ảnh bất hủ như Tôn Ngộ Không gan to tày trời, Trư Bát Giới đáng ghét đáng yêu v.v. Trong đó, tiểu thuyết đã kết hợp giữa phật giáo với đạo giáo TQ, có thể nói là rất có đặc sắc TQ.

Bộ tiểu thuyết cuối cùng trong bốn bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng là Hồng Lâu Mông của Tào Tuyết Cần (1715-1763). Khác với ba bộ tiểu thuyết kể trên, Hồng Lâu Mộng thuộc tác phẩm nguyên sáng tác. Tác giả Tào Tuyết Cần là hậu duệ của quan liêu suy sụp, ông nội và cha ông đều từng làm quan hiển hách, có quan hệ gắn bó với hoàng tộc, nhưng đến đời Tào Tuyết Cần, gia đình đã không còn quyền thế, thậm chí đời sống khó khăn. Thông thường cho rằng, Tào Tuyết Cần đã sáng tác ra Hồng Lâu Mộng bởi cảm thán trước cảnh ngộ của đời của mình, hơn nữa vì nghèo nàn, tiểu thuyết chưa hoàn thành, Tào Tuyết Cần đã qua đời. Sau này trong quá trình sao chép lưu truyền, có một nhà tiểu thuyết tên là Cao Ngạc đã viết tiếp hoàn thành bộ tiểu thuyết, đó tức là Hồng Lâu Mộng bản 120 hồi hiện hành.

Thông qua miêu ta bốn gia tộc lớn họ "Giả, Sử, Vương, Tiết" nhất là sự vinh suy của nhà họ Giả, đã mở ra tầm nhìn xã hội rộng lớn. Thành tựu nổi bật của tiểu thuyết là ở chỗ khắc hoạ nhân vật, cũng như miêu tả cảnh cuộc sống ngày thường. Hồng Lâu Mộng là tác phẩm đỉnh cao sáng tác văn học cổ điển TQ được công nhận .