Hơn 11 nghìn vận động viên đến từ 200 đoàn thể thao các nước trên thế giới đã tham gia đua tranh trong 300 môn nhỏ, 28 môn lớn trên Thế Vận Hội lần thứ 27 diễn ra tại Xít-ni của Ô-xtrây-li-a từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 1 tháng 10 năm 2000. Đây là Thế Vận Hội lần cuối cùng trong thế kỷ 20. Thế Vận Hội lần này tổng cộng đã lập được 34 kỷ lục thế giới, 77 kỷ lục Thế Vận Hội và 3 thành tích khá nhất Thế Vận Hội.
Cục diện thi đấu của Thế Vận Hội lần này đã có thay đổi mới. Ngoài đoàn thể thao Mỹ và Nga vẫn tiếp tục đứng vững tại khối A với thực lực tổng thể hùng hậu ra, đoàn thể thao Trung Quốc cả thảy đoạt được 28 huy chương vàng 16 huy chương bạc và 15 huy chương đồng, lần lượt xếp ngôi thứ 3 về số huy chương vàng cũng như tổng số huy chương. Trung Quốc lần đầu tiên xếp thứ 3 về tổng số huy chương vàng, đã thực hiện sự đột phá lịch sử tại Thế Vận Hội. Các vận động viên Trung Quốc tổng cộng có 3 người 12 lần phá kỷ lục thế giới, 6 người 11 lần phá kỷ lục Thế Vận Hội, thành tích đều trội hơn nhiều so với Thế Vận Hội 4 lần trước, đã lập kỷ lục cao nhất về số huy chương vàng cũng như tổng số huy chương đoạt được trong các lần Thế Vận Hội trước.
Có 7 cá nhân đã liên tiếp đoạt chức vô địch Thế Vận Hội trong 9 môn nhỏ, có 29 cá nhân lần đầu tiên đoạt chức vô địch Thế Vận Hội trong 18 môn nhỏ. Có đột phá mới trong các môn như đấu kiếm, đua xe v.v.. Nữ vận động viện Đào Lộ Na lần đầu tiên tham gia Thế Vận Hội, hiên ngang dũng cảm trong giờ phút then chốt và đã đoạt tấm huy chương vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Trung Quốc. Hùng Nghê và Phục Minh Hạ trải qua chặng đường giải nghệ rồi tái xuất, lại đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp thể thao. Phục Minh Hạ còn là một trong 4 vận động viên đoạt 4 huy chương vàng trong môn nhảy cầu của thế Vận Hội. Đội thể dục dụng cụ nam Trung Quốc bền bỉ phấn đấu trong 47 năm và cuối cùng đã tròn giấc mơ đoạt huy chương vàng môn giải đồng đội.
Môn cử tạ nữ mới được thêm tại Thế Vận Hội lần này có quy định mỗi Hội Thể thao nhiều nhất chỉ được cử 4 lực sĩ tham gia thi đấu, cho dù khiến đội Trung Quốc từng ngự trị môn này có bị hạn chế về ưu thế, song 4 lực sĩ vẫn đoạt 4 huy chương vàng trong môn của mình, đó là Dương Hạ ở hạng cân 53 ki-lô-gam, Trền Hiểu Mẫn ở hạng cân 63 ki-lô-gam, Lâm Vĩ Ninh ở hạng cân 69 ki-lô-gam và Đinh Mỹ Viên ở hạng cân trên 75 ki-lô-gam. Trong giải thi ở hạng cân 77 ki-lô-gam môn cử tạ nam, anh Chiếm Húc Cương cũng đoạt tấm huy chương vàng và trở thành lực sĩ đầu tiên của Trung Quốc đoạt huy chương vàng tại 2 lần Thế Vận Hội.
Sau khi liên tiếp chiến thắng đội Hà Lan – đương kim vô địch và đội Đức – xếp thứ nhì lần trước, đội khúc côn cầu nữ Trung Quốc lần đầu tiên tham gia Thế Vận Hội đã xếp ngôi thứ 5. Còn đội bóng đá nữ Trung Quốc tuy chưa lọt vào vòng 4 đội như sự mong muốn của mọi người, song với tinh thần xông xáo ngoan cường đã được sự kính trọng của khán giả.
Ngày 22 tháng 9, là ngày đoàn thể thao Trung Quốc đoạt được 6 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Nên ngày này đã được coi là "Ngày của Trung Hoa".
|