Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-04 15:40:18    
Át-lan-ta – nơi dẫn đầu khối B

cri
Năm 1996 là kỷ niệm Thế Vận Hội Hiện đại tròn 100 năm. Thế Vận Hội lần thứ 26 đã diễn ra tại Át-lan-ta của Mỹ từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 4 tháng 4 trong năm đã thực hiện sự hội tụ đầy đủ của Cộng đồng Ô-lim-pích.

Có 10788 vận động viên đến từ 197 nước và khu vực trên thế giới đã đọ sức tranh tài trong 271 môn nhỏ và 26 môn lớn, qua thi đấu quyết liệt trong 17 ngày, vận động viện các nước đã phá 25 kỷ lục thế giới.

Các con số trên đầu đã lập kỷ lục mới trên lịch sử Thế Vận Hội. Đoàn thể thao Mỹ, Nga và Đức lần lượt đứng nhất, nhì và ba về số huy chương vàng. Trước nhiều điều kiện bất lợi, qua đoàn kết phấn đấu, đoàn thể thao Trung Quốc xếp ngôi thứ 4 với thành tích: 16 huy chương vàng, 22 huy chương bạc và 12 huy chương đồng, đã thực hiện xung kích mục tiêu dự định là đứng đầu trong khối B.

Ngoài ra, đoàn thể thao còn có 2 người 4 lần phá 4 kỷ lục thế giới, có 3 người 6 lần phá 6 kỷ lục Thế Vận Hội, có 6 người 13 lần phá 12 kỷ lục Châu Á, có 7 người 15 lần phá 12 kỷ lục toàn quốc, đội bóng bàn thâu tóm gọn 4 huy chương vàng. Thành tích này đã phản ánh trình độ phát triển môn thể thao đua tranh cũng như địa vị trong làng thể thao quốc tế của Trung Quốc.

Điều cần phải nhắc ở đây là, qua cố gắng bền bỉ, các vận động viên nam của đoàn thể thao Trung Quốc đã phô diễn thực lực của mình trước thế giới mang tính đột phá với 7 huy chương vàng, 9 huy chương bạc và 5 huy chương đồng.

Các vận động viện Hồng Kông Trung Quốc và Đài Bắc Trung Quốc cũng lần lượt đoạt 1 huy chương vàng và 1 huy chương bạc tại Thế Vận Hội lần này.

Thế Vận Hội Át-lan-ta – một Vũ đài đã phô diễn một cách tuyệt vời tinh thần cốt cách và sức mạnh của dân tộc anh hùng đang hiên ngang trỗi dậy trên thế giới.

Tại đây, cả thế giới đã ghi nhận dân tộc này.

Trên sân bóng đá Thế Vận Hội Mai-a-mi Mỹ, toàn thế giới đã phải sửng sốt kinh ngạc sau khi các cô gái của đội Trung Quốc chiến thắng đội Thụy Điển, đội Đan Mạch, hòa với đội Mỹ rồi lại ngoan cường chiến thắng đội Bra-xin với tỷ số 3:2 và loạt vào vòng chung kết. Các cô gái Trung Hoa lần đầu tiên lọt vào vòng chung kết đã mở ra một trang cực kỳ huy hoàng trên lịch sử bóng đá Trung Quốc.

Hùng Nghê – Danh tướng nhảy cầu mất tấm huy chương vàng do nhân tố trọng tài hồi 8 năm trước, lại chưa toại nguyện tại Thế Vận Hội Xơ-un vào 4 năm trước. Những trắc trở trong 8 năm qua chưa làm anh nao núng và chùn bước, ngược lại đã khiến anh kiên cường hơn, mục tiêu của anh là "quyết chí chinh phục trọng tài", cuối cùng anh đã tròn giấc mơ Ô-lim-pích của 8 năm qua. Phục Minh Hạ – Tiểu tướng 18 tuổi thâu tóm chức vô địch của 2 môn nhảy cầu bật và cầu cứng nữ, đã bảo vệ địa vị ngự trị môn nhảy cầu với ưu thế tuyệt đối.

Các cây vợt bóng bàn Trung Quốc đã toàn bộ đoạt được 4 tấm huy chương vàng, Chủ tịch Ủy ban Ô-linm-pích Quốc tế Sa-ma-ran lần thứ 2 trao tấm huy chương vàng cho Đặng Á Bình – bảo vệ thành công chức vô địch Thế Vận Hội đơn nữ và giúp chị trúng cử ủy viên Ban Vận động viên Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế.

Lý Tiểu Song – vô địch toàn năng môn thể dụng dụng cụ đã hân hạnh được Tổng thống Mỹ tiếp kiến, khi chức mừng sự thàn hcông của anh, Tổng thống Clin-tơn nói: "tuy bị thất bại trong thi đấu, song điều đáng quý là anh đã lại đứng dậy".