Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-04 11:05:09    
Dân tộc Ơ-luân-xuân

cri
Dân tộc Ơ-luân-xuân chủ yếu rải rác tại Khu tự trị Nội Mông và tỉnh Hắc Long Giang Trung Quốc. Tính đến năm 1990, dân tộc Ơ-luân-xuân có hơn 6900 người.

Tên của dân tộc Ơ-luân-xuân bắt đầu xuất hiện vào đầu nhà Thanh. Từ "Ơ-luân-xuân" có hai nghĩa là "người chăn thả hươu được thuần hóa" và "người sống ở núi". Dân tộc Ơ-luân-xuân có ngôn ngữ của mình, nhưng không có chữ viết. Đồng bào dân tộc Ơ-luân-xuân chủ yếu nói tiếng Hán và viết chữ Hán, tin theo Đạo Sa-man, sùng bái đồ thiên nhiên.

Trước giải phóng, dân tộc Ơ-luân-xuân vẫn ở Xã hội nguyên thủy, chưa hình thành phân công xã hội trong nội bộ xã hội, chỉ có phân công thiên nhiên giữa nam, nữ, già, trẻ. Sản xuất xã hội lấy săn bắn tập thể làm chủ, ngoài ra còn gặt hái và đánh cá. Sau thập niên 50, dưới sự hỗ trợ của chính phủ, đồng bào dân tộc Ơ-luân-xuân bắt đầu rời khỏi rừng làm nông nghiệp và công nghiệp. Khu vực dân tộc Ơ-luân-xuân trở thành khu công nghiệp rừng quan trọng của Trung Quốc. Dân tộc Ơ-luân-xuân có thủ công nghiệp tương đối phát triển, chủ yếu có sản phẩm chế biến từ da thú và sản phẩm chế biến từ da cây bu-lô.

Năm 1945, khu vực dân tộc Ơ-luân-xuân được giải phóng. Ngày 1 tháng 10 năm 1951, Huyện tự trị dân tộc Ơ-luân-xuân Nội Mông được thành lập.

Thói quen ăn uống ngày thường của dân tộc Ơ-luân-xuân:

Trước kia, đồng bào dân tộc Ơ-luân-xuân luôn lấy các loại thịt thú làm thức ăn chính, nói chung hàng ngày ăn một hoặc hai bữa, thời gian ăn cơm không cố định. Vào mùa đông, ăn cơm trước khi mặt trời mọc, ăn xong thì ra ngoài săn bắn. Vào mùa hè, buổi sáng ra ngoài săn bắn trước, rồi về nhà ăn cơm. Có khi ngủ trong khu săn bắn. Đồng bào dân tộc Ơ-luân-xuân thông thường chỉ ăn sáng và tối. Phụ nữ nấu cơm ở nhà. Hai bữa chủ yếu lấy thịt nạc làm thức ăn chính. Mấy năm gần đây, trong món ăn ngày thường của dân tộc Ơ-luân-xuân đã thêm nhiều chủng loại món ăn chế biến từ gạo và bột mì, chẳng hạn cháo và cơm nấu bằng gạo hoặc kê; bánh đa, bánh mì và bánh xếp chế biến từ bột mì cũng không hiếm thấy. Đồng bào dân tộc Ơ-luân-xuân ăn rất nhiều loại thịt, ngoài thịt các loài thú trong rừng ra, họ còn ăn thịt loài chim và cá. Gà gô trắng là đặc sản của vùng núi Đại Hưng An, thịt thơm ngon, hết sức nổi tiếng. Đồng bào dân tộc Ơ-luân-xuân ăn thịt hươu nhiều nhất. Đàn ông thành niên dân tộc Ơ-luân-xuân đều thích uống rượu, chủ yếu uống hai loại rượu là rượu sữa ngựa và rượu trắng. Trước kia, về ăn uống, dân gian có rất nhiều kiêng kỵ. Ví dụ, khi ăn thịt gấu phải kêu như tiếng quạ, ý là bảo cho con gấu ở núi là con quạ đang ăn thịt gấu. Nếu vợ hoặc chồng chết, chồng hoặc vợ không được ăn đầu thú và lòng thú trong vòng 3 năm. Ở một số nơi còn cấm phụ nữ ăn thịt gấu, phụ nữ mang thai không được ăn đầu thú và lòng thú v,v. Nhưng bây giờ những kiêng kỵ này đã được thay đổi.

Thói quen ăn uống vào ngày lễ, ngày tết:

Dân tộc Ơ-luân-xuân trước kia sùng bái tổ tiên, sùng bái đồ thiên nhiên, tin theo vạn vật linh thiêng. Buổi sáng ngày 23 tháng chạp và tết Nguyên Đán hằng năm, các gia đình dân tộc Ơ-luân-xuân đều phải chào thần lửa, thắp hương trước đống lửa, và bỏ một miếng thịt và một cốc rượu vào đống lửa. Khi khách khứa đến thăm, cũng phải chào thần lửa trước, rồi bỏ một miếng thịt và một cốc rượu (phần lớn do khách mang sang) vào đống lửa. Đồng bào dân tộc Ơ-luân-xuân tiếp khách chân thành. Nếu thợ săn mang thịt thú trở về, trên đường gặp người quen hay không quen, nếu người đó ngỏ ý muốn lấy một ít thịt, thợ săn lập tức đưa dao cho họ để họ tuỳ ý xẻo lấy, xẻo bao nhiêu, xẻo miếng thịt nào tùy họ, thợ săn hết sức rộng rãi. Dân tộc Ơ-luân-xuân rất coi trọng lễ nghi, có truyền thống tôn trọng người già yêu mến trẻ em. Dù trong trường hợp nào, mọi người đều phải nhường chỗ ngồi chính cho người già, phải để người già uống cốc rượu đầu tiên, ăn thịt ăn cơm phải chờ người già dùng dao dùng đũa trước, rồi người khác mới được ăn. Đồng bào dân tộc Ơ-luân-xuân rất hiếu khách, khi có khách khứa đến thăm, ngoài chiêu đãi bằng rượu và thịt ngon ra, còn phải tặng đặc sản của nhà mình trước khi khách ra về.