Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-03 16:07:01    
Minh triết bảo thân

cri

Nghe Online

Ý của câu thành ngữ này là chỉ Người sáng trí tự biết bảo vệ mình.

Câu thành ngữ này có xuất xứ sớm nhất là trong "Kinh thi – Đại nhã - Chưng dân". Lồng nhạc.

Doãn Cát Phổ là một vị đại thần của Chu Tuyên Vương, nguyên tên Hề Giáp, tự Bá Cát Phổ. Do ông làm chức Doãn, nên người đời sau mới gọi ông là Doãn Cát Phổ.

Bấy giờ, nước Tây Chu thường bị một số bộ tộc đến quấy nhiễu, Chu Tuyên Vương bèn cử ông và một đại thần khác tên là Trọng Sơn Phổ cùng đi đánh dẹp. Hai người phối hợp rất ăn ý với nhau, cùng đồng tâm hiệp lực chống giặc, họ đã có công khiến biên cương triều Tây Chu trở nên càng vững bền. Trong quá trình chung sức chung lòng dẹp giặc này, Doãn Cát Phổ nhận thấy Trọng Sơn Phổ là con người có tài năng, lại trung thành với nhà vua, khiến ông rất khâm phục.

Về sau, Chu Tuyên Vương ra lệnh cho Trọng Sơn Phổ đến Tề Địa để xây thành quách chống cự với ngoại tộc. Tuy Trọng Sơn Phổ biết rất rõ, Tề Địa là một nơi điều kiện vô cùng khắc nghiệt, nhưng ông vẫn vui vẻ nhận lời.Trước khi ông lên đường, Doãn Cát Phổ đã viết một bài thơ tặng Trọng Sơn Phổ với nhan đề " Chưng dân", trong thơ đã hết lời ca ngợi tài đức của ông.

Câu thành ngữ này chỉ là một câu trong bài thơ này, nó vốn dĩ là một từ ngữ mang nghĩa tốt, nhưng trong quá trình sử dụng đã dần dần biến thành từ có nghĩa xấu. Thí dụ như " Minh triết bảo thân" trong cuốn "Phản đối chủ nghĩa tư do" của cố chủ tịch Mao Trạch Đông , nó mang hàm ý làm việc sai nguyên tắc để giữ lợi ích cá nhân.