Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-01-03 10:29:06    
Những người đặc biệt với năm tháng không bình thường--Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương

cri

Nghe Online

Đầu thập niên 50 thế kỷ 20, Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mới thành lập không lâu, Tân Cương ở miền tây bắc Trung Quốc đang đứng trước tình hình kinh tế kém phát triển và biên phòng chưa được ổn định. Xét từ Tân Cương có vị trí chiến lược quan trọng, và đứng trước tình hình thiếu vật tư, điều kiện vận tải tương đối kém, nên chính phủ trung ương lúc đó quyết định thay đổi lực lượng đóng tại Tân Cương thành Binh đoàn sản xuất và xây dựng, để họ một mặt tiếp tục gánh chịu trách nhiệm bảo vệ biên cương, mặt khác triển khai sản xuất và xây dựng để tự mình giải quyết vấn đề hậu cần.

Bởi vậy, 175 nghìn chiến sĩ và cán bộ quân đội cởi quân phục, mặc thường phục, tiến vào bãi hoang mạc hẻo lánh ở vùng núi Thiên Sơn Tân Cương, bắt đầu xây dựng thuỷ lợi và khai hoang làm ruộng. Hồi đầu, họ không có công cụ sản xuất, bèn kéo ngựa chiến đi làm ruộng, dùng gang thép rỉ và vỏ đạn làm thành cái cuốc và cái cày. Họ kéo và vác, dùng cuốc làm ruộng trong bãi hoang mạc rộng lớn. Về tình hình khai hoang lúc đó, ông Hầu Chấn Nguyên năm nay hơn 70 tuổi còn nhớ rất rõ, ông nói:

"Lúc đó, xung quanh nơi chúng tôi khai hoang không có người ở, chúng tôi phải đi bộ mấy chục cây số để lấy nước và thức ăn. Vì không có nhà, chúng tôi đào một cái hầm ở chỗ khuất gió, rồi trải rơm lên mặt đất và ngủ trong hố."

Trải qua mười mấy năm ngắn ngủi, tại rìa sa mạc Ta-khê-la-ma-gan ở miền nam Tân Cương, rìa sa mạc Cun-ban-thông-cu-tê ở miền bắc Tân Cương và vùng biên giới Tân Cương, các chiến sĩ Binh đoàn thế hệ một đã khai hoang hơn 800 nghìn héc-ta ruộng, sản xuất lương thực hơn 700 nghìn tấn và bông hơn 20 nghìn tấn. Họ không những đã giải quyết vấn đề cơm áo của mình, mà còn trợ giúp rất nhiều cho công cuộc xây dựng kinh tế ở địa phương.

Sau đó, Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương đã triêu mộ mấy đợt nữ chiến sĩ ở các tỉnh Hồ Nam và Sơn Đông v,v. Ngoài ra, mấy trăm nghìn thanh niên trí thức và sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng đến từ tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Giang Tô và Thượng Hải cũng lần lượt dẫn thân vào sự nghiệp khai hoang của Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương. Họ trở thành người Binh đoàn thế hệ hai và thế hệ ba, không những khiến đội ngũ khai hoang lớn mạnh hơn, mà còn mang đến văn hóa nông nghiệp tiên tiến và văn minh hiện đại.

Mấy chục năm qua, ba thế hệ người Binh đoàn đã xây dựng hàng trăm bể chứa nước, 100 nghìn cây số mương thoát nước và tưới nước và đào trên 2000 cái giếng khắp Tân Cương. Họ trồng cây gây rừng mấy trăm nghìn héc-ta, đã ngăn chặn hữu hiệu tình trạng sa mạc hóa ở một số nơi Tân Cương. Họ còn trồng rừng che chở dài hàng nghìn cây số ở bãi sa mạc và dọc đường biên giới Tân Cương, hình thành mạng lưới kinh tế sinh thái với kênh mương ngang dọc, rừng thành hàng thành lối và đường sá thênh thang.

Bên cạnh việc phát triển nông nghiệp, Binh đoàn còn từ chế biến nông phẩm, phát triển công nghiệp hiện đại, từng bước hình thành hệ thống công nghiệp gồm gang thép, than đá, vật liệu xây dựng, điện, hoá chất và cơ giới, trong đó lấy công nghiệp nhẹ và ngành dệt may làm chủ. Mấy năm gần đây, thông qua tổ chức lại tài sản và ngành nghề, Binh đoàn đã thành lập mười mấy công ty cổ phần lớn niêm yết, và hàng loạt doanh nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế. Hiện nay, trên bãi gô bi đã dựng lên thành phố công nghiệp dệt may lớn nhất miền tây bắc Trung Quốc, khu làm giấy bảo vệ môi trường; rượu vang và sinh tố do Binh đoàn sản xuất đã tiến vào thị trường Đông Nam Á; công suất chế biến tương cà chua đã chiếm một nửa tổng công suất Trung Quốc, và tương cà chua đã tiến vào thị trường Âu Mỹ.

Bên cạnh phát triển kinh tế, Binh đoàn đã xây dựng một loạt thị trấn. Thành phố Thạch Hà Tử ở chân núi Thiên Sơn là điển hình. 50 năm về trước, thành phố Thạch Hà Tử chỉ là một làng du mục cổ với mười mấy hộ gia đình, vùng bùn lầy và bãi gô bi hoang mạc liền nhau, có heo rừng và chó sói qua lại. Trải qua mấy chục năm xây dựng của chiến sĩ Binh đoàn, hiện nay thành phố Thạch Hà Tử đã trở thành một thành phố hiện đại với hai bên đường có cây, lầu cao cửa rộng và giao thông tiện lợi. Thành phố Thạch Hà Tử lần lượt được trao "Giải môi trường cư trú Trung Quốc" và "Giải quốc tế Đu-bai về cải thiện môi trường cư trú" v,v.

Phát triển từ hơn 100 nghìn chiến sĩ và cán bộ lúc đầu, hiện nay Binh đoàn đã có tổng dân số đạt hơn 2,4 triệu, có 14 sư đoàn sản xuất và xây dựng, hơn 4000 doanh nghiệp. Theo quy định của chính phủ, Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương là một tổ chức xã hội đặc biệt được xếp vào danh mục thành phố thực thi ngân sách riêng, gánh vác trách nhiệm khai hoang và bảo vệ biên cương do nhà nước giao cho. Binh đoàn chịu sự lãnh đạo của chính phủ trung ương và chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương. Trong khu thuộc Binh đoàn cai trị, căn cứ pháp luật, pháp quy của nhà nước và Khu tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương, Binh đoàn tự quản lý công việc hành chính và tư pháp trong nội bộ.

Sau khi Trung Quốc thực thi chiến lược phát triển miền tây mấy năm trước, Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương đã tăng cường công tác giáo dục, khoa học-kỹ thuật và bảo vệ môi trường v,v. Tính đến năm 2003, giá trị tổng sản phẩm của Binh đoàn vượt quá 26 tỷ nhân dân tệ, giá trị sản phẩm đầu người đạt hàng chục nghìn nhân dân tệ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngoại thương đạt 1,6 tỷ đô-la Mỹ. Tư lệnh Binh đoàn Trương Khánh Lê có lòng tin về tương lai. Tư lệnh Trương Khánh Lê nói:

"Binh đoàn chúng tôi phải kiên trì quan niệm chú trọng con người và phát triển bền vững toàn diện, nhịp nhàng, không ngừng tăng nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, tăng cường thực lực toàn thể của Binh đoàn, thực hiện sứ mệnh lịch sử khai hoang và bảo vệ biên cương tốt hơn nữa."