Tại sao Ông Cô-bai-tan không giữ chức Chủ tịch Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế khóa đầu?
Ông Pi-ê Đê Cô-bai-tan người Pháp được cả thế giới công nhận là "Cha đẻ của Thế Vận Hội Hiện đại", là người sáng lập vĩ đại nhất của môn thể thao Ô-lim-pích Hiện đại, thế nhưng Ông không phải là Chủ tịch Ô-lim-pích Quốc tế khóa đầu. Mà Chủ tịch Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế khóa đầu lại là Ông Đê-me-tri-út Vi-kê-lát người Hy lạp. Tại sao vây?
Tháng 6 năm 1894, với tư cách là Ủy viên Câu lạc bộ Liên Hy lạp A-ten, Ông Vi-kê-lát đã dẫn đoàn thể thao và giáo dục Hy Lạp tới dự Hội nghị Thể thao Quốc tế họp tại Pa-ri do Cô-bai-tan chủ trì. Đây là một hội nghị có ý nghĩa lịch sử nhằm phục hưng môn thể thao Ô-lim-pích do Ông dày công sắp đặt và tổ chức. Theo kế hoạch, thì Cô-bai-tan sẽ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế và chọn Pa-ri làm địa điểm tổ chức Thế Vận Hội khóa đầu.
Song lúc đó các đại biểu dự Hội nghị có ý kiến bất đồng về địa điểm tổ chức Thế Vận Hội khóa đầu cũng như người ứng cử Chủ tịch khóa đầu. Vì lơi ích toàn cục phục hưng Thế Vận Hội, Ông Cô-bai-tan đã tôn trọng ý kiến của đa số đại biểu, chọn Hy Lạp làm địa điểm tổ chức Thế Vận Hội Khóa đầu và tỏ ra rộng lượng trong khi tiến cử Vi-kê-lát – Trưởng đoàn thế thao Hy Lạp giữ chức Chủ tịch Ô-lim-pích Quốc tế khóa đầu.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế khóa đầu từ năm 1894 đến 1896, mà công việc cụ thể của Ủy ban đều là do Cô-bai-tan đảm nhiệm. Do đó, tuy Cô-bai-tan chưa giữ chức Chủ tịch Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế khóa đầu, song sự đóng góp của Ông đối với việc phục hưng Thế Vận Hội cũng như môn thể thao Ô-lim-pích trong thời kỳ đầu là không một ai có thể sánh kịp. 1 2
|