Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-31 15:11:28    
Những nhân vật và sự kiện văn hóa Trung Quốc đáng ghi nhớ trong năm 2004

cri
Trong năm 2004 sắp qua đi , giới văn hóa Trung Quốc có những ai , những sự kiện nào sẽ ăn sâu trong lòng chúng ta ?

Đầu mùa hè năm 2004 , một tin tức khảo cổ đến từ Trung Quốc được chuyển khắp thế giới : tại di chỉ Chu Công Miếu ở tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc phát hiện quần thể mộ táng quy mô lớn của đời Tây Chu . Về giá trị học thuật , phát hiện này có thể sánh với phát hiện khảo cổ Âm Khư An Dương đầu thế kỷ 20 , là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất trong lịch sử khảo cổ của nước Trung Hoa mới .

Điều càng làm cho người ta vui mừng là , phát hiện này có thể đưa lăng mộ các đời vua nhà Chu xuất hiện trước công chúng . Giới khảo cổ trong và ngoài Trung Quốc đều ngóng chờ , mong vén lên bức màn bí mật của 3 nghìn năm lịch sử .

Mùa xuân năm 2004 , Tổng cục xuất bản báo chí Trung Quốc tuyên bố , trong ba đến bẩy năm tới , trừ Nhà xuất bản nhân dân và các nhà xuất bản nhân dân cấp tỉnh ra , tất cả các nhà xuất bản khác đều chuyển thành thể chế doanh nghiệp mang tính kinh doanh . Ngành xuất bản Trung Quốc , một ngành được coi là thành lũy cuối cùng trong công cuộc cải cách cuối cùng đã thẹn thò mở ra cánh cửa .

Từ tháng 10 năm 2004 đến tháng 7 năm 2005 , Trung Quốc tổ chức Năm văn hóa Pháp . Ngày 10 tháng 10 năm 2004 , nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp , Năm văn hóa Pháp với chủ đề " lấy con người làm gốc và đổi mới " " lãng mạn và sáng tạo "đã mở màn long trọng tại Trung Quốc .

Ngày 3 đến ngày 5 tháng 9 năm 2004 , Diễn đàn cấp cao văn hóa năm 2004 với chủ đề Toàn cầu hóa và văn hóa Trung Hoa diễn ra tại Bắc Kinh . Tại diễn đàn lần này , ông Dương Chấn Ninh đọc bài diễn văn nhan đề Ảnh hưởng của Kinh dịch đối với văn hoá Trung Hoa , gây phản ứng mạnh mẽ đối với người dân Trung Quốc cũng như người Hoa ở Hải ngoại . Ông Dương Chấn Ninh , năm nay 82 tuổi , năm 1957 đoạt giải thưởng Nobel về vật lý , hiện nay là giáo sư của Trường đại học Thanh Hoa và Trường đại học Trung Văn Hồng Công .

Tại diễn đàn lần này , với trí tuệ và học vấn về văn hóa phương đông và phương tây , ông Dương Chấn Ninh phân tích tác hại của Kinh dịch đối với văn hóa và phát triển học thuật Trung Quốc, dũng cảm nói lên sự thật , không sợ bị chê trách , tấm lòng thành thật là đáng khâm phục, sau đó một cuộc thảo luận rộng rãi về tìm hiểu văn hóa truyền thống Trung Quốc đã diễn ra giữa người dân Trung Quốc và người Hoa Hải ngoại , đến nay vẫn chưa yên lặng .

Ngày 28 tháng 6 , hội nghị Ủy ban di sản thế giới lần thứ 28 làm việc trong 10 ngày đã khai mạc tại Tô Châu Trung Quốc . Đến dự có khoảng 700 đại biểu của hơn 100 nước , tổ chức liên chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ . Ba di tích Hoàng thành , lăng mộ nhà vua và mộ qúy tộc Cao Câu Lệ , Cố Cung Thẩm Dương , Tam Lăng Thịnh Kinh mà Trung Quốc xin được thẩm xét Di sản thế giới đã được công nhận.

Năm 2004 là ngày sinh thứ 2555 của Khổng Tử . Ngày 28 tháng 9 , lễ tưởng niệm ngày sinh của Khổng Tử tổ chức tại Khổng Miếu thành phố Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông Trung Quốc . Điều thu hút sự chú ý của mọi người nhất trong lễ tưởng niệm là lần đầu tiên chính quyền đứng ra tổ chức kể từ khi thành lập Nước Trung Hoa mới . Thị trưởng thành phố Khúc Phụ Giang Thành đứng trước Điện Đại Thành , đọc văn tế trong lễ tưởng niệm ngày sinh lần thứ 2555 của Khổng Tử . Có hơn 3 nghìn người tham gia lễ lớn này .

Trong năm 2004 , có nhiều người đáng ghi nhớ. Ngoài ông Dương Chấn Ninh chúng tôi nói ở trên ra , còn có bà Thường Hương Ngọc , Bạch Tiên Dũng , Trương Nghệ Mưu , Trương Thuần Như v v...

Ngày 1 tháng 6 năm 2004 , bà Thường Hương Ngọc , nghệ sĩ kịch dân gian Hà Nam nổi tiếng Trung Quốc qua đời , hưởng thọ 81 tuổi . Trong 70 cuộc đời nghệ sĩ , bà luôn luôn nghĩ đến khán giả , biểu diễn vì nhân dân , để lại biết bao di sản nghệ thuật và của cải tinh thần qúy báu , làm rung động biết bao trái tim . Ngày 27 tháng 7 , bà Thường Hương Ngọc được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân .

Ông Bạch Tiên Dũng , năm nay 67 tuổi , nhà văn nổi tiếng . Năm 2004 , ông đề xướng hợp tác với Viện Côn khúc Tô Châu tổ chức diễn viên đại lục Trung Quốc , Đài Loan và Hồng Công biểu diễn vở kịch Côn khúc Mẫu Đơn Đình . Vở kịch này lần lượt ra mắt khán giả Đài Loan , Hồng Công , Tô Châu , Bắc Kinh và Thượng Hải , buổi diễn nào cũng ngồi chật khán giả , trong đó , không ít khán giả trẻ .

Ông Bạch Tiên Dũng nói ,tôi mong những thanh niên này xem xong vở kịch này sẽ trở thành những người quảng bá Côn khúc , ít nhất là trở thành khán giả trung thành của Côn khúc . Chính vì có những nhân sĩ văn hóa như ông Bạch Tiên Dũng , Côn khúc , di sản văn hóa thế giới của Trung Quốc , mới có động lực phát triển nội tại .

Có lẽ qúy vị và các bạn không lạ gì ông Trương Nghệ Mưu ? Tháng 6 năm 2004 , bộ phim Người Hùng do ông đạo diễn ra mắt khán giả Bắc Mỹ , liên tục mấy tuần doanh thu đứng đầu bảng . Ngày 10 tháng 7 , bộ phim Thập Diện Mai Phục cũng do ông Trương Nghệ Mưu đạo diễn trình chiếu ở Bắc Kinh , một tháng sau , doanh thu của bộ phim này đã đạt 150 triệu nhân dân tệ . Ngày 29 tháng 8 , ông đạo diễn 8 phút cuối của màn trình diễn lễ bế mạc Thế vận hội A-ten , khiến nghệ thuật Trung Quốc một lần nữa sáng lạn trước đông đảo khán giả thế giới .

Bà Iris Chang , 36 tuổi , nhà văn người Hoa nổi tiếng , là tác giả cuốn Cuộc thảm sát Nam Kinh . Bà Iris Chang sinh ra và lớn lên ở Mỹ , để bảo vệ tôn nghiêm dân tộc của người Trung Quốc , bà đã dũng cảm gánh chịu lịch sử và khổ đau của Trung Quốc , viết nên cuốn Cuộc thảm sát Nam Kinh , về ý nghĩa này , bà là một nhà văn chủ nghĩa dân tộc dũng cảm , là một người Trung Quốc có chí khí thực sự .