Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-29 14:27:43    
Năm 2004, pháp chế làm rạng rỡ danh dự con người

Xin Hua

Nghe Online

Anh Trương Tiên Trứ, một thanh niên bình thường ở tỉnh An Huy Trung Quốc chẳng bao giờ nghĩ rằng đời mình lại có thể nổi tiếng như vậy. Anh đã lên tiếng khi cục nhân sự thành phố Vu Hồ đã gạt bỏ anh ra khỏi danh sách trong kỳ tuyển chọn công chức khi phát hiện anh là người mang vi-rút viêm gan C. Ngày 10 tháng 11 năm 2003, anh Trương Tiên Trứ đi vào tầm mắt công chúng với lá đơn dân kiện quan.

Ngày 2 tháng 4 năm 2004, tòa án sơ thẩm đã phán quyết bác bỏ quyết định hành chính của cục nhân sự thành phố Vu Hồ, nhưng do công tác tuyển chọn công chức đã kết thúc, yêu cầu được tuyển dụng của anh không được chấp thuận. Nhưng anh không lấy làm tiếc cuộc thắng kiện "Trên danh nghĩa" này. Bởi vì hành vi của cá nhân anh đã bảo vệ danh dự chung cho 130 triệu người mang vi rút viêm gan C.

Đeo đuổi công bằng là quyền lợi của mỗi người, mà bảo vệ công bằng là trách nhiệm của pháp luật. Sau đó hơn 4 tháng, ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc đã tăng thêm một điều luật mới về phòng chữa bệnh truyền nhiễm, qui định rõ bất kể đơn vị và cá nhân nào đều không được kỳ thị người mắc bệnh truyền nhiễm và người mang vi-rút bệnh truyền nhiễm, bao gồm không được kỳ thị trong khi họ tìm việc làm. Cơ quan nhân sự cũng đang tích cực sửa lại tiêu chuẩn tương quan về kỳ thị không hợp lý này.

Đây chỉ là hình ảnh thu nhỏ về tiến trình pháp chế của Trung Quốc năm 2004. Trong năm 2004 này, quan niệm chính trị về "Chấp hành pháp luật vì nhân dân" theo hướng chế độ hóa, tôn trọng con người và sinh mệnh đang trở thành hạt nhân của lập pháp, hành chính và tư pháp.

Ngày 14 tháng 3 năm 2004, hiến pháp sửa đổi ra đời, lần đầu tiên đưa "Nhân quyền" vào hiến pháp. Trên lãnh thổ Trung Quốc trù phú và mênh mông, một tỉ 300 triệu công dân được sinh sống đàng hoàng trong sự bảo hộ trang nghiêm của pháp luật, là ý nghĩa lớn lao của việc đưa nhân quyền vào hiến pháp. Tinh thần lấy con người làm gốc được thể hiện trong hiến pháp là luật pháp cơ bản của quốc gia, đã bắt đầu thấm nhuần vào toàn bộ hệ thống pháp luật Trung Quốc :

Việc qui định rõ chế độ trưng dụng đất đai, sửa đổi luật pháp về quản lý đất đai, đã làm cho những người buộc phải phiêu bạt có luật pháp trong tay để đòi lại đất đai của mình, dự thảo luật pháp phạt quản lý trị an bên cạnh tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, đồng thời tiến thêm một bước qui phạm việc sử dụng quyền lực cảnh sát, tăng cường bảo đảm nhân quyền, thực hiện nguyên tắc hiến pháp, dự thảo luật quyền vật tư tiến thêm một bước hoàn thiện kết cấu luật pháp về chế độ bảo vệ tài sản tư hữu.

1  2